Chữ Phúc - Ý nghĩa chữ phúc trong cuộc sống người Việt

Thứ tư - 18/07/2018 03:47
Chữ Phúc tiêu biểu cho may mắn sung sướng, thường dùng trong từ ngữ hạnh phúc. Người Á Đông, từ lâu đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ phúc, mà ngày nay người ta còn thấy trong nhiều vật trang trí, trong kiến trúc, và cả trên y phục.

đồ gỗ mỹ nghệ Hải Minh

Chữ Phúc

 Chữ phúc gồm bộ thị đi liền ký tự phúc. Bộ thị vốn là hình vẽ cái bàn thờ. Ký tự phúc - mà người đời sau chiết thành nhất khẩu điền - vốn là hình vẽ một vò rượu. Nghĩa là sao? Cầu cho trong nhà được bình rượu luôn đầy. Thế là đầy đủ, dồi dào và hoàn bị. Ý nghĩa của chữ phúc thoạt kỳ thủy tương tự chữ phú 富, ngày nay được hiểu là giàu.

 

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM CHI TIẾT SẢN PHẨM

Chữ phúc lần hồi được hiểu là "điều tốt lành" hoặc "việc may mắn" . Do đó, nhiều kết hợp từ có yếu tố phúc nhằm chỉ sự vui vẻ, no ấm, an lành: phúc đức, phúc ấm, phúc tinh, phúc hạnh, hạnh phúc, hồng phúc, diễm phúc, v.v. 

 

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM CHI TIẾT SẢN PHẨM

Lưu ý rằng trong từ Hán - Việt còn mấy chữ phúc đồng âm dị nghĩa: phúc輹 có nghĩa thanh gỗ ngang dưới xe dùng nắt liền trục xe với thân bánh xe; phúc 輻 / 辐 có nghĩa nan hoa bánh xe; phúc 蝮 có nghĩa rắn độc (như phúc xà là rắn hổ mang); phúc 腹 có nghĩa là bụng (như tâm phúc, phúc mạc, v.v.); phúc 覆 /复 có nghĩa lật lại, xem xét lại kỹ càng (như phúc khảo, phúc hạch, v.v..); phúc 蝮 có nghĩa là chiều ngang, khổ, viền mép vải, bức (như nhất phúc hoạ là một bức tranh); và phúc có nghĩa là con dơi.

 

 

Chữ phúc chỉ con dơi được viết khác: không phải bộ thị mà là bộ trùng (tức côn trùng, rắn rết, v.v.) đi kèm. Gọi cho đầy đủ theo tiếng Hán, con dơi là biên phúc 蝙蝠. 

Tuy nhiên : cả hai chữ phúc đều được  phát âm là phú. Do đó, họ lấy hình ảnh con dơi tượng trưng cho điều tốt lành, may mắn.

 

Tết Nguyên đán, dường như nhìn đâu cũng thấy chữ phúc được thể hiện theo lối tượng hình Hán tự 福: trên bàn thờ gia tiên, nơi mâm ngũ quả, trong tờ lịch treo tường hoặc cánh thiệp đầu xuân, v.v.

*

*   *

 

Chữ phúc lộn ngược

Ngày Tết, có nhà dán hoặc treo chữ phúc Hán tự lộn ngược, nhất là nhà bà con dân tộc Hoa. Dĩ nhiên, không thể bảo họ mù chữ... Hán. Cũng chẳng phải họ sơ ý đâu. Thực chất, đây là một phong tục độc đáo và có nhiều cách giải thích khác nhau, ví như điển tích "thợ mộc Thái Sơn" chẳng hạn. Trên phương diện ngôn ngữ, đây lại là lối "chơi chữ" đặc sắc dựa theo tính chất đồng âm.

Chữ phúc lộn ngược gọi là gì ? Phúc đảo. Tiếng Bắc Kinh đọc là phú dào, y hệt như... phúc đáo, nghĩa là "điều tốt, vận may đến". Đầu năm đầu tháng (hoặc làm lễ khai trương cửa hiệu, ăn mừng tân gia, v.v.), hỏi ai chẳng mong "bồngông Phúc vào nhà" như vế đối Nguyễn Công Trứ từng nêu ?

Mà có mấy ông Phúc tất cả ? Ai đấy bảo rằng có 3 ông tạo thành "bộ tam" Phúc - Lộc - Thọ. Song, dịp Tết, sao lại thấy nhiều nhà dán "xuân liên" trước cửa đề Ngũ Phúc lâm môn - tức năm ông Phúc ghé thăm?

 

Khái niệm ngũ phúc được các từ điển giảng giải không thống nhất. Hán - Việt từ điển của Đào Duy Anh cắt nghĩa: "Năm thứ hạnh phúc: phú, quý, thọ, khang, ninh". Phú là giàu. Quý là sang. Thọ là sống lâu. Khang là mạnh khỏe. Ninh là bình an. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên cũng giải thích như thế. Nhưng Đại Nam quấc âm từ vị của Huình-Tịnh Paulus Của hoặc Tầm nguyên tự điển của Bửu Kế thì nêu khác: thọ (sống lâu), phú (giàu có), khang ninh (mạnh khoẻ bình an), du hảo đức (đức tốt lâu dài), khảo chung mệnh (chết già, chứ không phải chết non hoặc chết vì tai nạn). Đây lại là quan niệm dựa theo thiên "Hồng phạm" trong Kinh thư.

 

Thật tình, bản tính con người vốn tham lam, cho nên khái niệm ngũ phúc có thể phát triển thành thập phúc, bách phúc, vạn phúc hoặc... hằng hà sa số phúc e vẫn chưa thoả mãn! Chẳng phải ngày Xuân, thiên hạ vẫn chúc nhau phúc đẳng hà sa (phúc nhiều tợ cát sông) đấy ư ?

Phúc biến hoá thành phước

Phúc và phước lại là đồng nghĩa dị âm. Chính âm là phúc. Biến âm thành phước. Vấn đề đặt ra: sự biến âm ấy diễn ra từ bao giờ? Vì sao? Đâu là giới hạn?

Mọi người đều biết rằng hiện tượng "viết chệch, đọc lệch" từng xuất hiện trong lịch sử do kiêng húy. Chữ phúc bị kiêng, thoạt tiên từ thời Tây Sơn. Thoái thực ký văn của Trương Quốc Dụng (1797 - 1864) có đoạn: "Xã tôi xưa gọi là Long Phúc, vì Nguyễn Huệ có tên giả là Phúc, nên đổi gọi là Long Phú".

Vậy là Phúc biến thành Phú, tức thay hẳn cả chữ lẫn nghĩa. Còn Phúc biến thành Phước thì giữ nguyên chữ nghĩa, chỉ đổi âm, thực sự phổ biến kể từ năm Quý Mùi 1883 - thời điểm công tử Ưng Đăng lên ngôi vua, chọn niên hiệu Kiến Phúc.

Dù đây không phải là trọng húy được triều đình chuẩn định ban bố, song từ hoàng thân quốc thích đến quan quân lẫn thứ dân thảy đều gọi kiêng. Dòng họ Nguyễn Phúc được đọc trại ra Nguyễn Phước. Theo đó, Phúc - Lộc - Thọ biến thành Phước - Lộc - Thọmay phúc thành may phướcphúc đức thành phước đứcdiễm phúc thành diễm phước, v.v. Tuy nhiên, do không phải trọng húy mà chỉ là khinh huý, nên sự biến âm đã diễn ra chẳng triệt để. Vì thế cần lưu ý rằng trong Việt ngữ, chẳng phải bất kỳ trường hợp nào phước đều có thể thay thế hoàn toàn cho phúc. Ví dụ: hạnh phúc, phúc đáp, phúc âmv.v.

Tương tự trường hợp hoa đổi thành bông (do kiêng húy danh Tá Thiên Nhơn hoàng hậu Hồ Thị Hoa), nhiều khi phúcbiến ra phước lại mang màu sắc có vẻ "thuần Việt" hơn. So sánh ân phúc với ơn phước ắt rõ điều này.

 

 

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM CHI TIẾT SẢN PHẨM

 

 

Do go My Nghe Hai Minh

 

 

Thông tin liên hệ Đồ Thờ Hải Mạnh

Hà Nội
Cửa hàng 1 : 63 Thanh Liệt - Thanh Trì (đối diện hồ công viên Chu Văn An)

Cửa hàng 2 : Vị trí 78 Biệt thự LK1 Khu đô thị Đại Thanh - Thanh Trì

Xưởng hoàn thiện : Sơn Hà - Phú Xuyên

Bản đồ chỉ đường (mở trong google map)

Nam Định
Xưởng 1 : Khu 1 Thị trấn Ngô Đồng - Giao Thủy

Kho + xưởng 2 : Đình Hát - Ninh Xá - Ý Yên

Bản đồ chỉ đường (mở trong google map)

Hotline 0913.870.861 (zalo/facebook)
Email dothohaimanh.vn@gmail.com mienatys@gmail.com

Mời xem thêm nội thất phòng thờ: Bàn thờ truyền thống | bàn thờ hiện đại | tủ thờ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Đồ thờ sơn son truyền thống

1. Đôi nét về sơn son thiếp vàng Sơn son thiếp vàng đã có từ lâu đời, trên thế giới rất nhiều quốc gia đã sử dụng để trang trí cung điện , nhà thờ , nhà chùa , hoàng cung. Cùng với sự phát triển và giao thương về kinh tế thế giới, ngày nay sơn son thiếp vàng được ứng dụng rộng rãi,...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về Đồ thờ Hải Mạnh?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây