Sập Gụ là tên gọi của một loại sập làm bằng gỗ gụ dùng để ngồi ăn cỗ, đánh cờ, uống trài tiếp khách hoặc để nằm ngủ. Sập gụ là một trong những đồ dùng thiết yếu trong mỗi gia đình người Việt Nam, nhất là ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Thực tế Sập gụ có rất nhiều loại và được làm từ nhiều loại gỗ khác nhau như : gỗ gụ, gỗ lim, gỗ trắc v.v... nhưng người ta vẫn quen gọi chung là Sập Gụ
Sập gụ là đặc sản của vùng miền phía Bắc từ thời phong kiến. Khi đó cuộc sống người dân còn rất nghèo, phương tiên vận chuyển khai thác gỗ còn thô sơ lạc hậu, để sở hữu được một món đồ gỗ thông thường nhất , với một gia đình quả là điều khó khăn. Bởi vậy, khi nói đến SẬP GỤ TỦ CHÈ là người ta nghĩ tới những gia đình phú hộ quan lại giàu có.
Ngày nay, những khó khăn kinh tế dần được vơi đi, nhiều gia đình mua sắm Sập không chỉ để dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Sập còn được coi như một món tài sản tiết kiệm, cất trữ. Khi cần tiền cho con đi học đại học, cần tiền để xây dựng sửa sang lại nhà cửa, nhà thờ tổ ... người ta có thể dễ dàng bán chiếc sập mà lại không bị mất giá, cá biệt có chiếc sập gỗ quý ( như sập gỗ trắc, sập gỗ gụ khảm ốc cổ ...) có gia đình bán được giá cả một tỷ đồng .
2. Các loại sập :
Trong thực tế thị trường hiện nay, có rất nhiều loại Sập với nhiều cách phân loại khác nhau :
(i). Theo chất liệu gỗ : Sập gỗ gụ, sập gỗ trắc, sập gỗ hương, sập gỗ lim, sập gỗ sưa ...
(ii). Theo thời gian: Sập cổ, sập mới, sập giả cổ ...
(iii). Theo nơi sản xuất : Sập Đồng Kỵ, Sập La Xuyên, Sập Hải Minh ...
(iv). Theo công dụng, người ta phân thành : Sập Thờ, Sập Miểng (bộ ngựa), Sập Chân Quỳ ..., cụ thể như sau :
2.1. Sập thờ :
Sập Thờ
Sập thờ dùng để đồ thờ, được trạm khắc tinh xảo, có mẫu mã phú với nhiều điển tích khác nhau như: tứ linh (Long Ly Quy Phượng), Tứ Quý , Ngũ Phúc, Mai Hóa (long), Trúc Hóa, ...
Sập thờ thường được đóng bằng gỗ dổi, gỗ vàng tâm, gỗ mít, gỗ hương ... và tùy theo điều kiện kinh tế có thể mua sắm đồ có sẵn trên thị trường hoặc đặt hàng thiết kế đồng bộ với cả bộ đồ thờ theo kích thước không gian thực tế của phòng thờ, nhà thờ tổ...
Giá cả của sập thờ trên thị trường cũng phong phú đa dạng từ vài trăm nghìn đồng tới hàng trăm triệu đồng đối với những chiếc sập làm bằng gỗ quý, trạm khảm tinh xảo và được thiếp bằng vàng thật ...
2.2. Sập miểng ( bộ phản, bộ ván ngựa) :
Sập miểng (còn được gọi là bộ phản, người Miền Nam gọi là bộ Ván Ngựa, bộ ngựa ...) là một chiếc sập được đóng rất đơn giản , chủ yếu là hai, ba hoặc nhiều tấm gỗ ghép lại với nhau đặt trên hai chiếc kệ (chiếc ngựa) dùng để ngồi tiếp khách, để ngủ, để ăn cơm ... rất tiện dụng trong sinh hoạt hằng ngày của các gia đình sống ở nông thôn, miền núi.
Gỗ để đóng sập miểng thì có đủ loại, đa dạng và phong phú, từ loại gỗ xoan, gỗ tạp đến các loại gỗ quý như gỗ Lim, gỗ Trắc, gỗ Thủy Tùng, gỗ Sưa ... Sập miểng được đóng với nhiều kích thước khác nhau, nhưng phổ biến là 1,6 m x 2 m .
Những năm gần đây, gỗ quý ngày càng càng trở lên khan hiếm và đắt đỏ, Sập miểng được coi như một tài sản cất trữ rất tốt trong các gia đình, nhất là những chiếc sập miểng được đóng bằng một miếng gỗ có khổ lớn (của cây gỗ to có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi) và bằng chất liệu gỗ quý như: gỗ trắc, gỗ sưa .... Những loại sập miểng này đang là những tài sản vô giá ngày càng khan hiếm đang được các thương gia Trung Quốc sang săn lùng, tìm mua sập miểng cũ với giá hàng chục tỷ đồng ...
2.3. Sập chân quỳ (Sập gụ) :
Sập chân quỳ (hay thường được gọi chung là Sập Gụ) là một loại Sập được các nghệ nhân đóng cách điệu ở bốn cái chân bốn góc giống "Chân Quỳ" bởi các con vật, loài cây biểu chưng cho sức mạnh, an lành, hạnh phúc, phú quý như Long, Ly, Quy, Phượng, Tùng, Ttrúc, Cúc, Mai, Sen ...
Sập chân quỳ được đóng phổ biến với kích thước mặt (chải chiếu, chải đệm) là 1,6 m x 2,0 m. và đi kèm trên mặt sập là 1 chiếc Văn kỷ giống như cái bàn nhỏ chân thấp ngang 60 dài 80 cm để ngồi bệt uống trà và đàm đạo, đánh cờ ...
Vì sập chân Qùy thường được các gia đình Việt Nam kê trang trọng trong phòng khách và dùng để ngồi ăn cỗ, tiếp khách quý uống trà đàm đạo thơ văn, để khách ngả lưng nằm nghỉ khi ở lại... nên Sập chân quỳ được đóng bằng loại gỗ không có hại cho sức khỏe như gỗ gụ, thậm chí một số loại gỗ quý có tinh dầu có tác dụng chữa bệnh, giúp cho con người đỡ mệt mỏi khi ngả lưng trên nó như gỗ Sưa, gỗ Trắc...
Sập gụ - mặt sập khảm tích hồng điểu
Thực tế các loại gỗ sưa, gỗ trắc rất đắt nên Sập chân quỳ phổ biến được đóng bằng gỗ gụ bởi loại gỗ này dễ tìm khổ lớn để làm mặt sập, giá cả hợp lý (giá hiện nay vào khoảng 20 - 30 triệu đồng tùy loại gỗ gụ ), hơn nữa, gỗ gụ cũng rất bền (hàng trăm năm) không bị mối mọt, sập dùng lâu, màu gỗ xuống màu tối và bóng như sừng, nếu được tô điểm thêm khảm ốc thì chiếc sập gụ như một tác phẩm vừa đẹp, vừa cổ kính sang trọng, góp phần tôn vinh nét văn hóa truyền thống Gia phong trong các gia đình Việt Nam. Vì thế, mặc dầu sập chân quỳ tuy được đóng bằng nhiều loại gỗ nhưng mọi người gọi chung là sập gụ có lẽ là như vậy.
Ngày nay, do điều kiện khai thác gỗ, nhập khẩu gỗ được thuận lợi, người ta có điều kiện đóng sập chân quỳ bằng nhiều loại gỗ khác nhau với mẫu mã, kích thước rất phong phú đa dạng. Tuy nhiên, người ta vẫn không dùng gỗ nhóm "Tứ Thiết" như Đinh, Lim, Sến, Táu để đóng sập chân quỳ bởi quan điểm từ xa xưa đã cho rằng: nằm trên sập đóng bằng gỗ loại này nó sẽ bị "nặng" mình. Ví như gỗ lim, thường được đóng sập miểng vừa để dùng, vừa để tích trữ (giữ của), dự phòng thay thế cho những bộ phận trong căn nhà, chứ không thấy các cụ đóng sập chân quỳ bằng gỗ lim.
Mặt sập chân quỳ thường được ghép bằng 3 tấm gỗ và được gọi tắt là Sập 3 lá, một số ít được đóng bằng 2 tấm gỗ gọi là sập 2 lá. Nếu cùng một mẫu, vì tấm gỗ bản rộng hơn nên sập 2 lá đắt hơn sập 3 lá. Gần đây, một số loại gỗ nhập từ Nam Phi có đường kính lớn có thể làm mặt sập 1 lá (như ảnh trên).
Về mẫu mã: Kế thừa mẫutruyền thống cha ông để lại, Sập chân quỳ ngày nay đang được các nghệ nhân tại các làng nghề truyền thống đóng mới các mẫu mã hết sức phong phú và đa dạng, cầu kỳ và tốn nhiều chi phí nhân công bởi hầu hết được làm bằng thủ công bởi những chi tiết tinh xảo không thể có máy móc nào thay thế được.
Ví như Sập cây mai, cây đào nở hoa bao quanh thân sập với đàn chim đàn sóc bao quanh như một vườn thiên nhiên được đưa vào trong nhà :
Sập vắt vải được tô điểm thêm những bông hoa , chữ triện khảm ốc thật mềm mại và trang trọng
Sập ngũ phúc với các đường nét chạm trổ tinh xảo
Các tích cổ Văn hóa Việt (Sen - Vịt, Cây tre , cây đào...) đang được các nghệ nhân tại làng nghề truyền thống Hải Minh (Hải Hậu, Nam Định) vun trồng, trạm khắc trên trên Sập gụ khảm ốc liên chi. Những tác phẩm tuyệt đẹp này đã góp phần đưa tâm hồn Việt, văn hóa Việt ra khắp bạn bè Năm Châu Bốn Bể thông qua các đơn hàng xuất khẩu :
Thông tin liên hệ Đồ Thờ Hải Mạnh
Hà Nội | Cửa hàng 1 : 63 Thanh Liệt - Thanh Trì (đối diện hồ công viên Chu Văn An)
Cửa hàng 2 : Vị trí 78 Biệt thự LK1 Khu đô thị Đại Thanh - Thanh Trì Xưởng hoàn thiện : Sơn Hà - Phú Xuyên |
Nam Định | Xưởng 1 : Khu 1 Thị trấn Ngô Đồng - Giao Thủy
Kho + xưởng 2 : Đình Hát - Ninh Xá - Ý Yên |
Hotline | 0913.870.861 (zalo/facebook) |
dothohaimanh.vn@gmail.com mienatys@gmail.com |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
1. Đôi nét về sơn son thiếp vàng Sơn son thiếp vàng đã có từ lâu đời, trên thế giới rất nhiều quốc gia đã sử dụng để trang trí cung điện , nhà thờ , nhà chùa , hoàng cung. Cùng với sự phát triển và giao thương về kinh tế thế giới, ngày nay sơn son thiếp vàng được ứng dụng rộng rãi,...