Cần chuẩn bị những gì để cúng ông Công ông Táo theo đúng truyền thống?

Thứ hai - 23/07/2018 10:33
Chuẩn bị đủ và đúng những đồ lễ để cúng ông công, ông táo ngày 23 tháng chạp. Báo cáo một năm cũ đã qua và cầu xin cho năm mới nhiều may mắn, thuận lợi hơn.

Cúng ông Công, ông Táo hay còn gọi là cúng 23 tháng Chạp là một ngày lễ quan trọng bậc nhất phải có trước khi lễ cúng Tất Niên diễn ra. Rất nhiều người nghe nói đến lễ này nhưng không phải tất cả đều hiểu rõ chi tiết ngày lễ này có ý nghĩa gì và phải chuẩn bị những gì để cúng ông Công, ông Táo. Trong bài viết này, Đồ Thờ Hải Mạnh xin giới thiệu đến các bạn một số thông tin liên quan đến lễ cúng ông Công, ông Táo, mời các bạn tham khảo!

Xem thêm: Phụ kiện đồ thờ bài trí như thế nào mới chuẩn theo đúng nguyên tắc phong thủy

1. Ý nghĩa của việc thờ cúng ông Công ông Táo.

Theo quan niệm dân gian của người Việt thì trong mỗi gia đình đều có 3 vị thần trông coi việc lành dữ trong nhà đó là Thần Đất, Thần Nhà và Thần Bếp. Hay gọi ngắn gọn là Táo quân. Những vị thần này có vai trò trông coi, bảo vệ hạnh phúc gia đình, ngăn chặn các thế lực xấu gây ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình, định đoạt sự may mắn hay đen đủi cho gia chủ…

Lễ cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp là một ngày lễ quan trọng trong năm

2. Đồ cúng, đồ lễ cần chuẩn bị để cúng ông Công, ông Táo

Vào ngày 23 tháng Chạp, hầu hết các gia đình đều sẽ chuẩn bị những đồ cúng, lễ vật để cúng ông Công, ông Táo thường thấy đó là: bánh kẹo, nước trà, trầu cau, có nhà chuẩn bị cả mâm cỗ mặn, ngoài ra còn có hương, hoa tươi, đĩa quả. Đặc biệt hơn cả cũng như không thể thiếu trên bàn thờ cúng 23 tháng Chạp đó là 3 bộ mũ, áo, hài cho Táo quân và 3 con cá chép để đưa ông Táo về chầu trời, cá chép có thể là cá chép giấy hoặc tốt hơn là cá chép/cá vàng sống để trong chậu nước. Sau khi cúng xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi những đồ vàng mã sẽ được hóa, cá thì sẽ được phóng sinh.

Lễ vật cúng ông Công ông Táo thường thấy là 3 bộ mũ, hài, cá chép

Mỗi miền lại có những sự khác nhau về lễ vật thờ cúng ông Công ông Táo.

3. Vị trí đặt đồ cúng ông Công, ông Táo

Về vị trí đặt đồ cúng ông Công, ông Táo, thông thường các gia đình sẽ cúng ngay ở bàn thờ thần linh gia tiên chứ không lập ban thờ Táo quân riêng. Có nhiều nơi lập bàn thờ Táo quân riêng trong bếp, điều này là không nên vì theo quan niệm phong thủy, thờ nhiều thần linh trong một nhà sẽ dễ đẫn đến sự tranh cãi, bất hòa giữa các thành viên trong gia đình, gây trục trặc về tình cảm, tình duyên hoặc con cái khó bảo…

Thờ cúng ông Công ông Táo có thể thực hiện ngay tại bàn thờ gia tiên mà không cần lập bàn thờ riêng

4. Thời gian cúng ông Công, ông Táo

Theo phong thủy, trong năm có 3 ngày có thể sử dụng để cúng ông Công, ông Táo đó là 20, 22 và 23 tháng Chạp. Tuy nhiên chỉ có ngày 23 tháng Chạp là ngày mà ai cũng có thể làm lễ cúng, nhưng có một lưu ý là bắt buộc phải làm lễ cúng trước 12h trưa để ông Táo kịp về chầu trời. 

Khi cúng ông Công, ông Táo, mọi người thường xin ông Táo về trời bẩm báo những điều hay, tốt rất đẹp chứ không cầu xin phú quý, no đủ…

Lễ cúng ông Công ông Táo thường diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp

>> Mời quý các bạn xem thêm tại đây: Kiến thức thờ cúng.

Theo chuyên gia tư vấn phong thủy Đồ Thờ Hải Mạnh. 

Nguồn tin: vietnamarch.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Xây dựng nhà gỗ

Nhà gỗ là sản phẩm đỉnh cao nhất của nghề mộc. Dựng một ngôi nhà gỗ không chỉ đòi hỏi kỹ thuật mộc, điêu khắc, mà còn cả kinh nghiệm đúc kết của bao đời thợ. Nói đến nghề mộc, không thể phủ nhận danh tiếng của những thợ mộc Thành Nam, vốn làm ra những sản phẩm vững chắc vượt thời gian mà không cần...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay4,146
  • Tháng hiện tại29,159
  • Tổng lượt truy cập6,542,295
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây