Nét đẹp của kiến trúc đình làng Việt – Phần 1

Thứ tư - 18/07/2018 04:22
Làng Việt là một thiết chế cộng cư, chin muồi và bền vững. Ngôi đình là hiện than của sự chín muồi và bền vững ấy.
 

Làng Việt là một thiết chế cộng cư, chín muồi và bền vững. Ngôi đình là hiện thân của sự chín muồi và bền vững ấy, hơn thế đình còn là hiện thân cho vẻ đẹp chất phác và dung dị của nên kiến trúc gỗ truyền thống Việt.

Để giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn về kiến trúc truyền thống nói chung và kiến trúc của đình làng nói riêng, xin giới thiệu một số nét đặc trưng có bản trong kiến trúc đình làng Việt và giới thiệu một số đình làng nổi tiếng.

1.Giới thiệu tổng quan về đình làng Việt.

Đình làng là ngôi nhà chung của mọi người trong làng, mái nhọn như cái nón khổng lồ. Đặc biệt là chiều cao chiếm tới 3/4 chiều cao tòa nhà, rất gây ấn tượng và độc đáo, với các vì kết cấu phức tạp, có thể tin rằng đình đã có từ thời Lê thế kỉ 15, nhưng ngôi đình cổ nhất còn lại thuộc thế kỉ 16, đình Tây đằng là một ví dụ điển hình. Tất cả hệ thống kèo cột được kê trên các tảng đá và người ta có thể xoay đổi hướng của cả cái đình mà không cần phải tháo ra !

Đình Tây Đằng gây ấn tượng bởi kết cấu gỗ phức tạp

Hướng đình chính là điều qua trọng nhất khi được thiết kế đình

“Toét mắt là tại hướng đình

Cả làng toét mắt chứ mình em đâu ”.

Dân làng tin rằng sự uy nghi , hướng của đình quyết định vận mạng, sự may rủi của làng.

Hệ thống các vì kèo gỗ đồ sộ là thành tựu có một không hai của kiến trúc Việt Nam, Tự nó có vẻ đẹp kết cấu và rất duyên dáng, khỏe mạnh. Trên các vì kèo ấy là những thành tựu xuất sắc nhất của điêu khắc gỗ và trang trí gỗ. Đó là các mảnh phù điêu tả cảnh sinh hoạt của người nông dân ở làng quê. Khắp các vì kèo phủ kín các mảng gỗ trang trí làm cho khung kiến trúc trở nên nhẹ nhàng bay bổng.

Nét đẹp của kết cấu gỗ truyền thống, với các đường nét khỏe khoắn, tinh xảo.

Đối với Đình làng, các mảng phù điêu rất phong phú đa dạng, nhưng luôn có những ý nghĩa riêng. khi là hình ảnh hoạt cảnh dân gian, khi là hình ảnh nam nữ tình tự hay những cảnh dân dã đời thường như cảnh đánh cờ, uống rượu…Hình ảnh được cách điệu cao, thơ ngây, hồn nhiên và bất ngờ bởi sự ngẫu hứng của nghệ sĩ. Nét trạm khắc rất dứt khoát, liền một mạch, có nhiều cách chạm: chạm thủng, chạm bong, chạm lộng nhiều lớp.

mảng chạm cảnh đánh cờ được cách điệu hồn nhiên nhưng vô cùng tinh tế. 

Đình chính là nơi phát triển tuồng, chèo, trang trí, thủ công, điêu khắc, múa hát, thể thao… có thể nói tất cả đời sống văn hóa của người làng. Đình là mẹ của các môn nghệ thuật cổ truyền, Đình là ngôi nhà chung đa chức năng: hành chính, tôn giáo, văn hóa… 

To như cái đình là theo cả ý nghĩa lớn lao ấy.

Quý khách hàng có nhu cầu cần tư vấn về thiết kế đền, đình, đền, phong thủy vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:

Thông tin liên hệ Đồ Thờ Hải Mạnh

Hà Nội Cửa hàng 1 : 63 Thanh Liệt - Thanh Trì (đối diện hồ công viên Chu Văn An)

Cửa hàng 2 : Vị trí 78 Biệt thự LK1 Khu đô thị Đại Thanh - Thanh Trì

Xưởng hoàn thiện : Sơn Hà - Phú Xuyên

Bản đồ chỉ đường (mở trong google map)

Nam Định Xưởng 1 : Khu 1 Thị trấn Ngô Đồng - Giao Thủy

Kho + xưởng 2 : Đình Hát - Ninh Xá - Ý Yên

Bản đồ chỉ đường (mở trong google map)

Hotline 0913.870.861 (zalo/facebook)
Email dothohaimanh.vn@gmail.com mienatys@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Xây dựng nhà gỗ

Nhà gỗ là sản phẩm đỉnh cao nhất của nghề mộc. Dựng một ngôi nhà gỗ không chỉ đòi hỏi kỹ thuật mộc, điêu khắc, mà còn cả kinh nghiệm đúc kết của bao đời thợ. Nói đến nghề mộc, không thể phủ nhận danh tiếng của những thợ mộc Thành Nam, vốn làm ra những sản phẩm vững chắc vượt thời gian mà không cần...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây