XIN BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM CHI TIẾT SẢN PHẨM
1. TẢI SAO LẠI GỌI LÀ TỦ CHÈ ? TỦ KINH ?
1.1 Tủ Chè , tủ Kinh hay tủ Chén: là một loại Tủ thường được làm bằng gỗ, được sử dụng trong nhà để cất và chưng, trưng bày các vật dụng ly, tách, ấm, chén dĩa, các loại đồ sành sứ, và rượu để bảo vệ chúng khỏi kiến, gián và bụi bẩn. Tù chè còn có chức năng trang trí và là một trong những yếu tố của đồ nội thất thường được bày trong phòng ăn hay phòng khách.
Tủ chè còn được dùng để đựng kinh, đựng sách nên người ta gọ là Tủ Kinh.
XIN BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM CHI TIẾT SẢN PHẨM
1.2 Tủ chè có từ rất lâu đời, là đặc sản của Việt Nam: Tủ chè còn là nơi cất giữ tài sản quý, gia phả và các giấy tờ quan trọng của gia đình,... Do vậy, tủ chè luôn là một vật dụng thiết yếu rất quan trọng trong mỗi gia đình người Việt, người ta gọi tủ chè miền Bắc - tủ sách miền Nam là như vậy.
1.3 Tủ chè được thiết kế cách điệu thành Tủ Bày Đồ :
Để tận dụng không gian chật hẹp trong cuộc sống hiện đại ngày nay, người ta đã cách điệu tủ chè theo xu hướng dọc thành Tủ Bày Đồ để thêm nhiều ngăn, xu hướng này đang được những gia đình ở thành phố ưa chuộng thay thế cho tủ chè , tương hợp với không gian chật hẹp không có đều kiện kê tủ chè truyền thống:
XIN BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM CHI TIẾT SẢN PHẨM
Cũng giống như tủ chè, tủ bày đồ cũng được trạm khắc cầu kỳ bao gồm các tác phẩm nghệ thuật thể hiện các triết lý về cuộc sống và thiên nhiên...
1.4 Tủ Búp Phê có nguồn gốc từ Châu Âu được bổ sung hoạ tiết của tủ chè:
Tủ Búp Phê (buffet ) có nguồn gốc ở Châu Âu, rất được ưa chuộng tại các gia đình ở thành phố vào những năm 1960-1990, Tủ búp phê kê cùng bộ salong, đơn giản nhưng rất tiện dụng trong một không gian phòng khách bị hạn chế.
Khi gia nhập vào Việt Nam, Tủ Búp phê được các Nghệ Nhân bổ sung các họa tiết theo phong cách tủ chè truyền thống của người Việt
2. SẬP GỤ - TỦ CHÈ
Tủ chè là một vật dụng thiết yếu trong các gia đình ở miền Bắc, thường được được kê trang trọng giữa phòng khách cùng với Sập Gụ. Vì vậy người ta hay dùng cụm từ "Sập Gụ - Tủ Chè" để nói đến sự giàu sang phú quý có điều kiện của những gia đình quyền quý.
XIN BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM CHI TIẾT SẢN PHẨM
TỦ CHÈ KÊ CÙNG TRƯỜNG KỶ: Phù hợp với những phòng khách rộng có đủ không gian để kê, rất tiện dùng khi có nhiều khách cùng đến chơi nhà ...
XIN BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM CHI TIẾT SẢN PHẨM
3. KẾT CẤU CƠ BẢN CỦA TỦ CHÈ
3.1 Tủ chè được thiết kế theo kiểu tủ dài nằm ngang, kê trên bộ Ngựa ,
XIN BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM CHI TIẾT SẢN PHẨM
Tủ được chia làm ba phần, hai phần cánh thường có cánh cửa đóng mở, phần giữa (bụng tủ) thường được lắp kính để chưng đồ.
Ngăn giữa thường được trang trí một chiếc "LÈO" được đục hoặc khảm theo kiểu (tích) đồng bộ với chiếc bệ tủ phía dưới.
3.2 Tủ chè thường được trang trí họa tiết tinh xảo thể hiện các triết lý của cuộc sống và quy luật vận hành của thiên nhiên được cha ông ta đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử: Ngũ phúc, sỹ nông công thương, Mai Đào, ... và đây là điểm nhấn trong phòng khách hay phòng tiếp khách.
Từ ngày xưa Tủ chè chỉ thịnh hành ở các tỉnh phía Bắc, những năm gần đây, tủ chè đã được người miền Nam ưa chuộng bởi tính nghệ thuật và thủ công rất cao cộng với xu hướng chơi nội thất mẫu cổ xưa quay về với cội nguồn .
XIN BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM GIÁ VÀ CHI TIẾT SẢN PHẨM
Từ hàng trăm năm trước đây, khi phương tiện chế tác rất thô sơ chỉ bằng tràng đục chưa có phương tiên máy móc hiện đại như bây giờ nên các ngóc ngách khe rãnh hẹp rất khó chế tác và dễ bị thô cứng. Thậm trí muốn làm nhẵn sản phẩm vì không có giấy Giáp các Cụ phải dùng lá Duối trà sát kỹ sau đó dùng lá Chuối khô đánh thêm nhiều lần nữa ... Thực tế, các tác phẩm tủ chè cổ rất đẹp thường được đóng cho những gia đình giàu có, quan lại, vua chúa. Những chiếc tủ chè cổ này ngày càng trở nên quý hiếm và là niềm mơ ước được sở hữu của giới chơi đồ cổ với giá giao dịch rất cao. Cá biệt có chiếc tủ cổ gỗ trắc với các tác phẩm kinh điển được chạm khảm tinh xảo trên bệ, lèo và đôi cánh ... đã có giá tiền tỷ đồng Việt Nam.
Gỗ để làm Tủ Chè đa số được làm bằng gỗ gụ (trên 90 %) hoặc gỗ trắc.
Các tủ cổ có kích thước chuẩn chiều ngang là 1,73 m. Các tủ đóng mới khoảng 100 năm trở lại đây được cải tiến chiều ngang rộng hơn với nhiều kích thước khác nhau : 1,85 m, 1,97 m.
Hiện nay có rất nhiều làng nghề ở miền Bắc chuyên sản xuất tủ chè và Tủ chè Nam Định được nhiều người biết đến bởi ở đây có các làng nghề nổi tiếng chuyên sưu tập, bán các tủ chè cổ và sản xuất các tủ chè mới với mẫu mã phong phú đa dạng, điển hình là làng nghề xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
43. PHÂN BIỆT CÁC LOẠI TỦ CHÈ (TỦ KINH) ?
Thực tế trên thị trường đồ gỗ mỹ nghệ hiện nay, tùy theo mục đích khác nhau, người ta có rất nhiều cách phân loại tủ chè khác nhau :
- Theo thời gian sử dụng : Tủ chè mới, tủ chè tái (10 - 50 năm), tủ chè cổ (trên 50 năm) ...
- Theo kích thước bệ (chiều ngang) : Tủ chè nhỏ (dưới 1,65 m), tủ chè trung (1,75 m), tủ chè đại (trên 1,8 m) ...
- Theo chất liệu gỗ : Tủ chè gỗ gụ, tủ chè gỗ Trắc, ...
- Theo chất liệu khảm : Tủ chè khảm trai, tủ chè khảm ốc, ...
- Theo nơi sản xuất : Tủ chè Hải Minh, Tủ chè La Xuyên, Tủ chè Đồng Kỵ ...
- Theo kiểu cánh tủ : Tủ chè cánh cong, Tủ chè cánh phẳng..
- Theo kiểu dáng : Theo các tích khảm trên đôi cánh và tích đục trên bệ, lèo, Tủ chè được phân loại và đặt tên rất đa dạng và phong phú.
1- Tủ chè Tứ Dân: Sỹ Nông Công Thương
2- Tủ chè Phù Dung Chim Trĩ
.
3- Tủ chè Hồng Công Cúc Kê
4- Tủ chè khảm liên chi
Xem giá và chi tiết sản phẩm
5- Tủ chè Trúc Mai
XIN BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM CHI TIẾT SẢN PHẨM
6- Tủ chè Ngũ Phúc
XIN BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM GIÁ VÀ CHI TIẾT SẢN PHẨM
XIN Bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm
7- Tủ chè Sen Vịt
XIN Bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm
8- Tủ chè cổ
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÝ KHÁCH ĐÃ GIÀNH THỜI GIAN ĐỌC CHUYÊN SAN, KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH VÀ GIA ĐÌNH MẠNH KHỎE, PHÚ QUÝ THỌ KHANG NINH!...
-----------
Liên hệ :
- Địa chỉ: số 1 - Làng nghề 2 (khu II cụm Công nghiệp làng nghề) , xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
- Điện thoại : 0913.870.861
- Email: dothohaimanh.vn@gmail.com
- Trang web : https://dothogiadinh.vn
--------------------------------------------
Quý khách có thể bấm vào các đường dẫn sau đây để tham khảo thêm
Tủ Chè, tủ Kinh, cách phân biệt các loại tủ chè
Trường Kỷ cổ, rất đẹp và các loại trường kỷ
Salong khác trường kỷ như thế nào
Sập gụ, sập chân quỳ, sập thờ và cách phân biệt các loại sập
Salong Trường kỷ rất đẹp
Làng nghề 2 Hải Minh MỪNG NOEL 2013
Hải Minh đường tới rất đẹp giàu
Kèn đồng Phạm Pháo
Cầu Ngói chợ Lương
Bàn thờ Thiên Chúa
Nội thất Chùa Bái Đính - Ninh Bình
Nội thất Chùa Giàn - Hà Nội
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
1. Đôi nét về sơn son thiếp vàng Sơn son thiếp vàng đã có từ lâu đời, trên thế giới rất nhiều quốc gia đã sử dụng để trang trí cung điện , nhà thờ , nhà chùa , hoàng cung. Cùng với sự phát triển và giao thương về kinh tế thế giới, ngày nay sơn son thiếp vàng được ứng dụng rộng rãi,...