Ly kì chuyện mỹ nhân Sài Gòn dùng bùa yêu chài đại gia

Chủ nhật - 29/07/2018 11:07
Bùa yêu vốn lưu truyền trong dân gian như một thứ bùa làm người khác mê mẩn, say đắm không dứt. Những câu chuyện ly kì xung quanh nó nhiều không kể xiết.

Ly kì chuyện mỹ nhân Sài Gòn dùng bùa yêu "chài" đại gia

15:10 | 06/05/2015

Bùa yêu vốn lưu truyền trong dân gian như một thứ bùa làm người khác mê mẩn, say đắm không dứt. Những câu chuyện ly kì xung quanh nó nhiều không kể xiết. Người dân Sài Gòn những năm tiền khởi nghĩa thường bàn tán chuyện cô Ba Trà dùng bùa ngải làm bao tay trọc phú, tỷ phú đương thời phải lao đao, dẫn tới khuynh gia bại sản.

Ly ki chuyen my nhan Sai Gon dung bua yeu chai dai gia hinh anh
 
 
Quyền năng nhan sắc

Cô Ba Trà tên thật là Trần Ngọc Trà, khi từ làng quê nghèo Cần Đước (Long An) đặt chân lên Sài Gòn chỉ mới mười sáu tuổi. Gia cảnh bần hàn, cha mất sớm, mẹ góa con côi bị nhà nội hắt hủi đành phải lên Sài Gòn làm thuê kiếm tiền. Chân ướt chân ráo lên đô thành, cô bị ép gả cho một tên Tây lai lắm tiền nhiều của. Từ đây, cuộc đời của cô gái “hồng nhan” rẽ sang một hướng khác. 
 
Nửa năm làm vợ hờ của một lão già, được ăn sung mặc sướng khiến Trà đẹp và “đàn bà” đến bất ngờ, khiến bao người ngẩn ngơ. Nổi tiếng, rực rỡ, Ba Trà nhanh chóng bị đẩy vào vòng xoáy phù hoa của đất Sài Gòn.
 
Chỉ trong một thời gian ngắn, Ba Trà nổi như cồn, nức tiếng trong giới công tử, trọc phú Sài Gòn. Hắc, Bạch công tử - hai công tử ăn chơi số một của đất Nam Kỳ thời ấy đã sớm là những tình nhân đầu ấp tay gối của Ba Trà. Đồng thời những ông phủ, ông hội đồng và các ông quan tòa, các tay cộm cán trong chính quyền thực dân đều chết mê chết mệt vì nhan sắc của cô gái được mệnh danh là hoa khôi không vương miện
 
Quyền năng nhờ bùa ngải?

Thời ấy, nhiều người đặt câu hỏi rằng Ba Trà quyến rũ đàn ông phải chăng chỉ nhờ nhan sắc hay còn bí quyết nào khác? Chẳng ai trả lời được chính xác nhưng họ đồn rằng cô dùng bùa yêu để mê hoặc đàn ông.
 
Để chứng minh, báo chí thời ấy đưa ra những câu chuyện được cho là có thật về cô Ba Trà. Vào khoảng thập niên ba mươi, Ba Trà bằng nhiều lần đi sang xứ Xiêm (Thái Lan). Cô chẳng buôn bán cũng không phải viên chức Nhà nước mà đi công vụ, vậy qua cái xứ lắm bùa nhiều ngải ấy ngoài đi chuộc bùa, chuộc ngải còn làm gì. 
 
Sau này, người ta kháo nhau lúc gần chết, chính cô Ba Trà đã thuật lại cụ thể những chuyến đi thỉnh bùa, rước ngải. Cố học giả Vương Hồng Sển xác nhận lại chuyện này trong một số hồi ký xuất bản trước khi ông mất. Đích thân Ba Trà đã kể với ông, cô khoe thân trong một phòng riêng với lão thầy ngải để vừa nghe lão đọc thần chú vừa xông hương (ngải) cho ngấm vào da thịt, rồi mang ngải về dùng. Bởi thế mà bất cứ người đàn ông nào, dẫu bản lĩnh đến đâu, đã bị cô “chài” đều không thoát được. 
 
Ngay như vua cờ bạc đất Sài Gòn lúc bấy giờ là Sáu Ngọ vốn chỉ mê cờ bạc và tiền hơn đàn bà, vậy mà cũng phải lụy tình với cô Ba. Người ta đồn rằng ngải mê, bùa yêu trong Ba Trà đã phát huy tác dụng đến cực điểm của nó.
 
Những lời đồn đoán mãi chỉ là đồn đại, những câu chuyện ly kì, thêu dệt về mỹ nhân Ba Trà âu cũng vẫn chỉ là của đôi kẻ hiếu kì thích chuyện tâm linh hay những người ganh ghét với nhan sắc cô hoa khôi bịa đặt ra. Chứ nếu thật có bùa yêu, sao cô gái nhan sắc nhường ấy vẫn chịu cảnh lẻ bóng đến cuối đời.  
 
ST
icon Gửi bình luận   icon In bài viết

Tin cùng chuyên mục

 Tags: bùa yêu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đồ thờ sơn son truyền thống

1. Đôi nét về sơn son thiếp vàng Sơn son thiếp vàng đã có từ lâu đời, trên thế giới rất nhiều quốc gia đã sử dụng để trang trí cung điện , nhà thờ , nhà chùa , hoàng cung. Cùng với sự phát triển và giao thương về kinh tế thế giới, ngày nay sơn son thiếp vàng được ứng dụng rộng rãi,...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về Đồ thờ Hải Mạnh?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây