Đường tình chẳng lo trắc trở nếu hiểu lời Phật dạy về tình yêu

Chủ nhật - 29/07/2018 20:22
Lời Phật dạy về tình yêu không phải là lời khuyên nên yêu hay không, cũng chẳng chỉ xem yêu thế nào thì tốt, thế nào thì không tốt, chỉ là một chút suy ngẫm.

Đường tình chẳng lo trắc trở nếu hiểu lời Phật dạy về tình yêu

10:53 | 25/07/2017

(Lichngaytot.com) Lời Phật dạy về tình yêu không phải là lời khuyên nên yêu hay không, cũng chẳng chỉ xem yêu thế nào thì tốt, thế nào thì không tốt. Đơn giản đây chỉ là một chút triết lý ở đời, suy ngẫm thêm để hiểu nhân tình thế thái.

Duong tinh chang lo trac tro neu hieu loi Phat day ve tinh yeu
 
Tình yêu là tình cảm nguyên thủy nhất của con người, bất cứ ai khi đến với nhân thế đều mong muốn một lần được nếm trải. Tình yêu có ngọt và đắng, có hạnh phúc và khổ đau, đó là đạo lý ở đời, không ai thoát khỏi vòng quay của số phận.
 
Phật giáo là tôn giáo có ngũ giới, trong đó có sắc giới tức là cấm người tu hành có quan hệ yêu đương nam nữ. Nhưng Phật giáo cũng như bất kì tôn giáo nào khác, đạo gắn với đời, không xa rời thực tiễn. Sắc giới dành cho người tu hành khổ luyện, còn lời Phật dạy về tình yêu dành cho những người hiểu về chữ “duyên” ở đời.
 
Phật giáo luôn nhắc tới “duyên” như một yếu tố cốt lõi của cuộc sống. Duyên khởi là nhân, duyên cạn là quả, gieo nhân nào gặt quả ấy, quả của việc này lại là nhân của việc khác. Chung quy lại, bất cứ mối quan hệ nào trên đời đều là duyên, tránh không được, lùi không xong, duyên chỉ có thể mong chứ chẳng thể cầu.
 
Lời Phật dạy về tình yêu chính là chỉ ra bản chất của những mối duyên, mong rằng thông qua đó chúng ta sẽ hiểu được yêu và buông bỏ, hiểu được hạnh phúc và thứ tha, để không còn những éo le, dằn vặt và cả sai lầm giữa những người yêu nhau.
 

1. Duyên đến duyên đi, vạn sự tùy duyên

 
Duyên là khởi nguồn của những cuộc gặp gỡ và chia ly, của những ngọt ngào và cay đắng. Yêu một người chính là duyên, chia tay một người cũng là duyên. Đời này vạn sự tùy duyên, không ai quyết định được chính xác mình sẽ yêu người thế nào, sẽ không yêu người thế nào.
 
Giữa dòng đời tấp nập, biết ai chờ ta ở góc phố kia, biết ai sẽ là người chung đường chung lối. Đều nhờ duyên, mà duyên chính là kết nghiệp, thành kết quả của rất nhiều nợ từ kiếp trước, nợ từ kiếp này. Lời Phật dạy về hôn nhân có câu: tu trăm kiếp mới ngồi chung một thuyền, tu ngàn kiếp mới cùng chung chăn gối. Kiếp trước phải ngoái đầu 500 lần thì kiếp này mới được một lần gặp gỡ thoáng qua.

triet ly Phat giao ve tinh yeu
 
Bởi thế nên duyên không theo ý người, duyên là tùy vào rất nhiều những lựa chọn, rất nhiều những ngã rẽ và rất nhiều những định mệnh mà bản thân mỗi chúng ta đã tạo nên cho mình. Người ấy là người ta yêu tha thiết nhưng chẳng thể lâu dài, người ấy là người ta yêu đậm sâu nhưng mãi mãi dừng lại ở thời điểm đó, vì duyên giữa ta và họ chỉ đến thế thôi, không hơn không kém, đủ dài cho những trải nghiệm đã qua và đủ ngắn để ta đau đớn tột cùng, khốn khổ không nguôi.
 

2. Hứa hẹn là chấp niệm

 
Mỗi người khi đến với tình yêu đều là trái tim thuần khiết nhất, chỉ vì tình mà lại gần với nhau. Thứ tình cảm có sự xuất hiện của vật chất, toan tính không gọi là tình yêu dù hình thức thì như thể là yêu. Hai tâm hồn đồng điệu, những rung cảm sâu thẳm, hòa nhịp về tinh thần, tình yêu nguyên thủy và đẹp đẽ.
 
Nhưng con người ai mà không tham, vì tham mà sân, vì tham mà hận. Biểu hiện cụ thể nhất của lòng tham là những lời hứa hẹn, là sự cố chấp muốn có một chỗ dựa vững vàng trong tình yêu. Vốn tình yêu thì làm gì có chắc chắn, cảm xúc chính là duyên kia, có đến có đi, sớm nở tối tàn, phụ thuộc vào độ nông cạn của duyên mà thôi, vậy hứa hẹn để làm gì.
 
Hứa hẹn là sự chấp nhất, là lòng tham muốn sở hữu. Vì hứa hẹn nên níu lấy nó làm binh phong, vì hứa hẹn mà nổi lên tính toán, nổi lên được mất, nổi lên hơn thua, vì hứa hẹn mà thù ghét khi lời hứa không thành hiện thực. Tự làm khổ mình, tâm đổi vì vật đổi, tâm không đổi thì vật cũng chẳng hề hấn gì, yêu hay không yêu, trong lòng đã rõ, sao cần phải lời hứa nơi đầu môi.

Xem thêm bài viết 36 lời Phật dạy yêu, đảm bảo hạnh phúc 
 

3. Duyên đến một lần, có rồi đừng bỏ lỡ

 
Duyên không cầu được, nên duyên quý, có người chỉ có thể gặp một lần trong đời, vào chính thời điểm ấy, bỏ lỡ rồi chính là tiếng thở dài. Nhân sinh như mộng, cuộc đời này vốn chỉ là một giấc mơ, Phật chẳng đã nhấn mạnh, cuối cùng cát bụi sẽ trở về với cát bụi đó thôi. Nhanh như vậy, sao còn không mau tận dụng, trân trọng từng mối duyên.

loi Phat day ve hon nhan
 
Thế giới biến đổi không ngừng, mọi việc thay đổi chỉ trong chớp mắt, yêu được thì hãy yêu đi, tin được thì hãy tin đi, sao còn phải bận tâm có duyên hay vô duyên, duyên ngắn hay duyên dài. Đã đến tức là duyên, duyên tức là đáng trọng, có thể giây sau sẽ không còn là của mình nữa, nên cứ nồng nàn và tha thiết cho ngay phút giây này.
 
Tình yêu cũng như cuộc đời, những triết lý Phật giáo về tình yêu ở trên cũng là triết lý cuộc sống mà chúng ta nên ghi nhớ. Cuộc sống vốn ngắn ngủi, có duyên hãy nhận, có phận hãy yêu, chia ly là hết duyên, hết duyên hãy thuận theo tự nhiên.

Tâm Lan
icon Gửi bình luận   icon In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đồ thờ sơn son truyền thống

1. Đôi nét về sơn son thiếp vàng Sơn son thiếp vàng đã có từ lâu đời, trên thế giới rất nhiều quốc gia đã sử dụng để trang trí cung điện , nhà thờ , nhà chùa , hoàng cung. Cùng với sự phát triển và giao thương về kinh tế thế giới, ngày nay sơn son thiếp vàng được ứng dụng rộng rãi,...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây