Cuốn sách “Các Thế Kỷ” của Nostradamus và lời tiên tri về mổ cướp nội tạng (P.1)</span>

Thứ hai - 23/07/2018 11:25
. Cuốn sách «Các Thế Kỷ» (Les-Centuries) của nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp Nostradamus là một trong số rất nhiều dự ngôn về tương lai của lịch sử nhân l

Cuốn sách «Các Thế Kỷ» (Les-Centuries) của nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp Nostradamus là một trong số rất nhiều dự ngôn về tương lai của lịch sử nhân loại với độ chính xác phi thường. Trong đó có nhiều dự ngôn về vấn nạn của thế giới hiện nay: Mổ cướp nội tạng người.

nostradamus, mo cap noi tang, Các Thế Kỷ,

Nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp Nostradamus và những dự ngôn về mổ cướp nội tạng. (Ảnh: TT)

Trong suốt lịch sử 400 năm sau khi Nostradamus qua đời, «Các Thế Kỷ» đã tiên tri rất nhiều sự kiện trong các thời kỳ khác nhau trên toàn thế giới mà không hề gián đoạn, đồng thời vô cùng ứng nghiệm: Từ thế kỷ 16, khi Nostradamus còn sống, Vua Henry II của Pháp đã chết như thế nào, số phận của Hoàng Hậu và con cái ông ra sao; cho tới tận thế kỷ 21, từ vụ khủng bố ngày 11/9 tại Trung tâm Thương mại Thế giới ở Hoa Kỳ, cho tới cái chết của Saddam Hussein ở Iraq; các sự kiện trung gian như các vị Vua Pháp sau thế kỷ 16, đại cách mạng Pháp, tên của Napoleon và Hitler, cho tới vụ ném bom nguyên tử tại Hiroshima, v.v. với độ chuẩn xác đến kinh người.

«Các Thế Kỷ» được viết theo thể thơ tứ tuyệt, tổng cộng 10 cuốn, mỗi cuốn gồm 100 bài thơ, duy chỉ có cuốn số 7 là chỉ có 42 bài, tổng cộng có 942 bài thơ tiên tri, mặc dù nội dung dự ngôn lại không theo trình tự thời gian, là do «Các Thế Kỷ» có một bộ phận bị làm xáo trộn.

Trên thực tế, trong 942 bài thơ tiên tri của «Các Thế Kỷ», lượng thông tin bao hàm là cực lớn, miêu tả chi tiết và sinh động rất nhiều sự kiện lịch sử, đồng thời cùng một sự kiện lịch sử lớn có nhiều bài tiên tri khác nhau, từ các giác độ, thậm chí các tầng thứ khác nhau để tiến hành miêu tả, do đó chúng có sức hấp dẫn đặc biệt mà các dự ngôn khác không có.

Từ khía cạnh địa lý mà nói, «Các Thế Kỷ» bao hàm phạm vi toàn thế giới, và mặc dù vào thời đại của Nostradamus, châu Mỹ vẫn chưa được phát hiện, nhưng ông vẫn có thể dùng các địa danh châu Âu với lịch sử và địa lý tương tự để ám chỉ các địa phương khác nhau trên toàn thế giới. Nếu bạn thực sự có thể đọc hiểu «Các Thế Kỷ», bạn sẽ phát hiện rằng đó không chỉ là một cuốn sách tiên tri vĩ đại, mà còn là một bộ sử thi huy hoàng, một tuyển tập những áng thơ cứu thế thần thánh.

1. Chết não và hiến tạng là cơ sở của ngành công nghiệp ghép tạng

Các Thế Kỷ I, Khổ 11

Nguyên văn tiếng Pháp:

Le mouuement de sens, cœur, pieds & mains
Seront d’accord, Naples, Leon, Secile.
Glaiues, feux, eaux, puis aux nobles Romains
Plongez, tuez, morts par cerueau debile.

Tiếng Anh:

The motion of senses, heart, feet and hands
will be in agreement between Naples, Lyon and Sicily.
Swords, flame, water, then the noble Romans drowned,
killed or dead because of a weak brain.

Tiếng Việt:

Sự vận động của ý thức, tim, chân và tay
Sẽ được thỏa thuận giữa Naples, Lyon và Sicily.
Gươm, lửa, nước, rồi những người La Mã cao quý chết chìm,
Bị sát hại hoặc tử vong bởi một bộ não yếu ớt.

Bài thơ này có thể nói là rất khó giải đối với nhiều người; trước đây người ta cho rằng nó tiên tri về tình huống bị sát hại của một nhà quý tộc La Mã. Thực ra bài thơ này nói về tình huống một bệnh nhân “chết não” được phẫu thuật lấy nội tạng.

Để phá giải bài thơ này thì quan trọng nhất là giải mã được câu cuối cùng “Bị sát hại hoặc tử vong bởi một bộ não yếu ớt”. “Bộ não yếu ớt” (weak brain) ở đây không phải là chỉ trí tuệ kém cỏi, mà là não bộ hoạt động rất yếu, tới mức “chết não”. Trong y học hiện đại có hai khái niệm tử vong: một là điều mà ai cũng biết đó là “chết tim”, tức là tim một cá nhân ngừng đập, hô hấp và mạch đập cũng không còn có nữa; hai là “chết não” mà chúng ta sẽ bàn luận ở đây.

Năm 1968, Ủy ban Đặc biệt của Viện Y học Harvard đã công bố một báo cáo, trong đó đề xuất khái niệm mới về định nghĩa và tiêu chuẩn của tử vong. Theo đó, hôn mê không thể tỉnh lại và chết não cũng được tính là tử vong; khái niệm “chết não” ra đời từ đó. “Chết não” là chỉ đại não, tiểu não và cuống não, v.v. các bộ phận trong não bộ đều bị đình chỉ mà không thể đảo ngược.

Khái niệm “chết não” chủ yếu căn cứ vào hoạt động trung tâm của cơ thể người – sự hoạt động của hệ thần kinh trung ương quyết định liệu cơ thể đó còn sống hay đã chết; còn hô hấp và mạch đập được coi là ít quan trọng hơn. Cũng là nói rằng mặc dù tim vẫn còn đập và hệ thống tuần hoàn máu ngoài não bộ vẫn hoạt động nhưng người ta có thể tuyên bố rằng cá nhân ấy “đã chết”.

Rất nhiều quốc gia Tây phương đã thông qua lập pháp về “chết não”, và đây chính là cơ sở pháp lý cho phẫu thuật ghép tạng. Nghĩa là, nguồn tạng sống lấy từ những người “chết não” được coi là hợp pháp. Nói cách khác, dựa trên tiền đề này, người ta có thể đảm bảo nội tạng được “sống”, “còn hoạt động” để phục vụ cấy ghép; hệ tuần hoàn máu của người hiến tạng vẫn còn hoạt động khi phẫu thuật để đảm bảo nội tạng còn “sống”. Theo lập pháp về “chết não”, một người có hệ thần kinh đã “chết” nhưng hệ tuần hoàn và hô hấp vẫn còn hoạt động, nếu được gia đình quyến thuộc hoặc tự bản thân người ấy lúc còn sống đồng ý, thì có thể được sử dụng làm người hiến tạng.

Mặc dù một số quốc gia đã thông qua lập pháp về “chết não”, nhưng tính hợp lý và luân lý của nó vẫn còn gây tranh cãi. Do đó câu thơ thứ tư nói “Bị sát hại hoặc tử vong bởi một bộ não yếu ớt”, nghĩa là tại những quốc gia có luật này, “chết não” được coi như “chết tự nhiên”. Trong phẫu thuật lấy tạng, mạch đập và hô hấp của cá nhân ấy mới bị cắt đứt, do đó có thể được tính là “bị sát hại”.

Hai câu thơ đầu tiên “Sự vận động của ý thức, tim, chân và tay; Sẽ được thỏa thuận giữa Naples, Lyon và Sicily” miêu tả nhịp tim và mạch đập của những người “chết não” bị lấy nội tạng vẫn còn hoạt động, do đó người ta có thể cảm nhận được “sự vận động” của chúng. Nếu như chúng ta coi La Mã cổ đại như một người, thì thành Rome chính là “đầu não”, Naples là “tim”, “Sicily” là “chân”, và “Lyon” là “tay”.

Câu thơ thứ ba mô tả cảnh tượng mổ lấy nội tạng thời hiện đại: “Gươm, lửa, nước, rồi những người La Mã cao quý chết chìm”. “Gươm” ở đây là chỉ dao phẫu thuật, “lửa” là chỉ đèn chiếu sáng khi phẫu thuật, và “nước” là chỉ thủ thuật “bơm dịch lạnh” khi phẫu thuật. “Bơm dịch lạnh” là một bước phải trải qua khi phẫu thuật lấy tạng, bởi vì như thế “nội tạng sống” rất mau chóng hạ nhiệt độ để được bảo quản ở nhiệt độ thấp.

“Bơm dịch lạnh” là trước khi cắt lấy nội tạng, người ta dùng một lượng lớn “dịch lạnh” để cọ rửa nội tạng, khiến nội tạng mau chóng hạ nhiệt độ, đồng thời rửa sạch máu bám vào nội tạng. Sau khi “bơm dịch lạnh” xong, nội tạng lập tức được cắt và bỏ vào chất bảo quản. Trong suốt quá trình phẫu thuật, nếu chiểu theo quan niệm tử vong truyền thống thì trên thực tế cá nhân ấy bị “dịch lạnh” trực tiếp gây tử vong; do đó dự ngôn «Các Thế Kỷ» mới dùng chữ “chết chìm” (drowned) để miêu tả. Như vậy, “những người La Mã cao quý” ở đây, tại sao lại gọi họ là “cao quý”? Bởi vì theo luật cấy ghép tạng của Tây phương, chỉ những người “chết não” mới có thể làm người hiến tạng; những người hiến tạng này chính là “những người La Mã cao quý”.

nostradamus, mo cap noi tang, Các Thế Kỷ,

Chuyên mục phim tài liệu “Báo cáo điều tra 7” của TV Chosun (Hàn Quốc) tiết lộ mô hình “máy kích thích não tổn thương nguyên phát” do Trung Quốc phát minh (Primary brain stem injury). 

Từ tình huống trên mà nói, lập pháp “chết não” và hiến tạng là hai cơ sở của ngành công nghiệp ghép tạng; thiếu hai cơ sở này, không ngành công nghiệp ghép tạng của quốc gia nào có thể tồn tại hợp pháp. Tuy nhiên trên thế giới hiện nay, có một quốc gia không có lập pháp “chết não”, lại rất ít người tình nguyện hiến tạng, nhưng số ca phẫu thuật ghép tạng hàng năm lại đứng thứ hai thế giới, đó chính là Trung Quốc.

Nếu bạn hỏi một chuyên gia ghép tạng ngoại quốc, vì sao vừa thiếu lập pháp “chết não”, vừa ít người hiến tạng mà lại duy trì được một ngành công nghiệp ghép tạng “nở rộ” như vậy? Ông ấy có thể sẽ cứng họng, không tưởng tượng nổi, bởi vì điều ấy chứng tỏ ngành công nghiệp ghép tạng của quốc gia này hoàn toàn dựa trên cơ sở “giết người”, nhưng đây lại là sự thật. Công nghiệp ghép tạng của Trung Quốc đúng là được xây dựng trên cơ sở “giết người”, “công nghiệp ghép tạng” của Trung Quốc thực sự là “công nghiệp giết người”.

Vậy thì nguồn cung nội tạng của Trung Quốc chỉ hạn chế trong những người “chết não” như được trình bày ở trên ư? Không phải, bởi vì phán định “chết não” thực ra là có trình tự và tiêu chuẩn nghiêm ngặt; trong quá trình người ta chết, tỷ lệ trải qua “chết não” là rất nhỏ. Theo tiêu chuẩn phán định “chết não” hiện tại của Trung Quốc, số ca bệnh đạt chuẩn là rất nhỏ, chỉ đếm trên đầu ngón tay, thế nhưng tổng số ca ghép tạng thực tế của Trung Quốc lại lên tới 5 con số.

Đến năm 2000, Bệnh viện Trường Chinh Thượng Hải tại Trung Quốc (Bệnh viện Quân y số 2) mới hoàn thành ca phẫu thuật hiến tạng “chết não” đầu tiên ở trong nước; trong khi ấy, Trung Quốc đại lục đã thực hiện hơn 30.000 ca ghép tạng, với 99% số nội tạng này là “nội tạng tử thi”.

Ở nước ngoài, “nội tạng tử thi” thì chỉ là nội tạng lấy từ người hiến tạng “chết não”; với một nước chưa có lập pháp “chết não” như Trung Quốc, hiển nhiên dễ thấy rằng “nội tạng tử thi” này chính là họ giết người để lấy nội tạng. Xét từ phương diện này, ngành công nghiệp ghép tạng trên toàn Trung Quốc chính là một hệ thống “giết người lấy tạng”.

Nếu chiểu theo lập pháp “chết não”, việc ứng dụng thực tế quy mô lớn của cấy ghép nội tạng đã là việc không hề dễ dàng. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, Nhật Bản đã sớm có luật “chết não”, thế nhưng đến tận năm 2003, ca ghép tạng thực sự chấp hành luật “chết não” đầu tiên mới được thực hiện.

Còn tại Trung Quốc, cho dù tương lai có luật “chết não” đi chăng nữa, thì vẫn cần khắc phục ít nhất 3 khó khăn sau: (1) Thiết bị và điều kiện cấp cứu chưa đáp ứng được, đối với cấy ghép nội tạng, nếu người bệnh “chết não” không được cấp cứu kịp thời thì rất có thể “chết não” sẽ trở thành “chết tim”; (2) Thiết bị điều trị chưa đủ, bệnh nhân “chết não” cần máy móc nhân tạo để duy trì hô hấp và tuần hoàn máu, hiện tại đa số bệnh viện Trung Quốc chưa có điều kiện này; (3) Khó khăn lớn nhất chính là số người tình nguyện hiến tạng, điều này ở Trung Quốc gần như không cách nào thực hiện, còn cần một chặng đường rất dài. Vì thế mới nói, trong một thời gian dài, ngành công nghiệp ghép tạng Trung Quốc đã dựa trên cơ sở giết người để duy trì vận hành.

2. Mật lệnh tội ác của con thú tà ác

Các Thế Kỷ IV, Khổ 18

Nguyên văn tiếng Pháp:

Des plus lettrez dessus les faits celestes
Seront par princes ignorans reprouuez,
Punis d’edit, chassez comme celestes,
Et mis à mort là où seront trouuez.

Tiếng Anh:

Some of those studying great letters be wrought up to Heaven
Will be condemned by illiterate princes:
Punished by Edict, hunted, like criminals,
And put to death wherever they will be found.

Tiếng Việt:

Một số người học tập Đại Pháp để lên Thiên Đường
Sẽ bị kết án bởi những ông hoàng dốt nát:
Bị trừng phạt bởi sắc lệnh, truy lùng như những tội phạm,
Và bị hành hình tại chỗ một khi bị phát hiện.

Câu thơ đầu tiên bản tiếng Anh đã được phiên dịch lại, trả lại ý nguyên gốc. “Plus lettrez” dịch thành “great letters”, “celestes” dịch thành “Heaven”, “faits” dịch thành “wrought”, phân từ quá khứ của “work”.

Bài thơ này tiên tri vô cùng chính xác rằng trong cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc, cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã áp dụng chính sách diệt chủng đối với những người tu luyện.

Trong «Các Thế Kỷ», “lời của Thần” (divine word) là chỉ Đại Pháp căn bản của vũ trụ; khi nào «Các Thế Kỷ» dùng “word” hoặc “letter” thì đều là đại biểu cho “Đại Pháp”.

Hai câu thơ đầu “Một số người học tập Đại Pháp để lên Thiên Đường; Sẽ bị kết án bởi những ông hoàng dốt nát”: câu thơ đầu tiên chính là ám chỉ các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc, còn “ông hoàng dốt nát” là cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân, người trực tiếp phát động cuộc bức hại tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công vào tháng 7/1999.

Trong những năm ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, hàng chục ngàn học viên đã bị kết án phi pháp, hàng trăm ngàn người đã bị bắt vào các trại lao động, chịu đủ loại tra tấn tàn khốc, hàng chục ngàn học viên đã bị cưỡng bức tham dự các lớp tẩy não. Tuy nhiên những sự thật này chỉ là một phần trong cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ, còn rất nhiều bí mật về tội ác của ĐCSTQ bị che giấu.

nostradamus, mo cap noi tang, Các Thế Kỷ,

Giang Trạch Dân đã lập ra Phòng 610 nhằm bức hại đối với Pháp Luân Công. (Ảnh: TT)

Hai câu thơ sau “Bị trừng phạt bởi sắc lệnh, truy lùng như những tội phạm; Và bị hành hình tại chỗ một khi bị phát hiện” tiên tri rằng trong quá trình ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc dù không phải tội phạm nhưng bị đối xử như tội phạm; còn nghiêm trọng hơn, họ “bị hành hình tại chỗ một khi bị phát hiện”.

Nửa sau năm 1999, Giang Trạch Dân và La Cán đã có một cuộc đàm thoại bí mật về “vấn đề Pháp Luân Công”, một số điểm chính như sau:

1. “Đối với chúng cần phải kiên quyết, đặc biệt là khiếu oan, phát chân tướng gì đó, bắt được thì đánh… đánh cho đến chết. Đánh chết tính là tự sát. Không tìm thân nguyên, trực tiếp hỏa táng”.

2. “Tại vấn đề này, chỉ cần có thể áp chế, có thể không cần lựa chọn hết thảy thủ đoạn, không bị ước thúc gì hết (kể cả pháp luật), làm chết người cũng không chịu trách nhiệm. Không tin tôi không trị được Pháp Luân Công”.

3. “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”.

4. “Bình thường không gửi văn kiện của đảng, chỉ đánh điện mật mã hoặc nói miệng, không ký tên, nhất loạt nói ‘Trung ương chỉ thị’ là được rồi!“.

Tới năm 2000, La Cán mang theo mật lệnh của Giang Trạch Dân đến các nơi truyền mật lệnh trấn áp Pháp Luân Công: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể, đánh chết tính là tự sát, không tìm thân nguyên, trực tiếp hỏa tảng.

Chính bởi mật lệnh diệt chủng của Giang Trạch Dân mà tại Trung Quốc trào dâng một làn sóng tội ác bí mật giết hại các học viên Pháp Luân Công, thậm chí mổ lấy nội tạng sống từ họ. Một mặt thực hiện mật lệnh Giang, một mặt lấy nội tạng sống mang lại lợi ích kinh tế lớn; được thúc đẩy bởi hai động cơ này, mổ lấy nội tạng sống từ học viên Pháp Luân Công đã trở thành tội ác ngất trời bao phủ toàn Trung Quốc.

3. Tội ác mổ lấy nội tạng sống từ học viên Pháp Luân Công

Các Thế Kỷ II, Khổ 13

Nguyên văn tiếng Pháp:

Le corps sans ame plus n’estre en sacrifice,
Iour de mort mis en natiuité
L’esprit diuin fera l’ame felice
Voyant le verbe en son eternité.

Tiếng Anh:

The body without soul no longer to be sacrificed:
Day of death put for birthday:
The divine spirit will make the soul happy,
Seeing the word in its eternity.

Tiếng Việt:

Cái xác không hồn sẽ không còn bị hy sinh:
Ngày cái chết được lấy làm sinh nhật:
Tinh thần thần thánh sẽ khiến linh hồn hạnh phúc,
Thấy thánh ngôn trong sự vĩnh hằng bất diệt.

Câu thơ đầu tiên “Cái xác không hồn sẽ không còn bị hy sinh”, ở bề mặt là khá khó lý giải, nhưng nếu đảo lại một chút thì sẽ rõ ngay: “Cái xác có hồn vừa mới bị hy sinh”. “Bị hy sinh” ở đây là nói người đang sống nhưng bị giết hại với phương pháp “từ từ” và “đang sống”. Từ câu thơ thứ hai “Ngày cái chết được lấy làm sinh nhật”, chúng ta có thể kết luận cách thức giết người tàn khốc này chính là “mổ lấy nội tạng sống”. Bởi vì mổ lấy nội tạng là để phục vụ cho cấy ghép, giết hại người này để cứu sống người kia, do đó “ngày chết” của người này cũng chính là “sinh nhật” của người kia.

Vậy thì rốt cuộc những người bị “mổ lấy nội tạng sống” này là ai? Hai câu thơ sau đã cho chúng ta đáp án. Thơ viết: “Tinh thần thần thánh sẽ khiến linh hồn hạnh phúc; Thấy thánh ngôn trong sự vĩnh hằng bất diệt”. Chúng ta biết rằng trong «Các Thế Kỷ», “thánh ngôn” (divine word) là chỉ “Đại Pháp”; do vậy hiển nhiên bị “mổ lấy nội tạng sống” là những học viên Pháp Luân Công.

Đồng thời, hai câu thơ sau tiên tri về các học viên Pháp Luân Công kiên định tín ngưỡng “Chân-Thiện-Nhẫn”, dù bị ĐCSTQ bức hại đến chết, thậm chí bị “mổ lấy nội tạng sống”, nhưng vẫn không hề lay động đức tin thần thánh. Mạng sống của họ có thể bị tước đoạt, nhưng linh hồn của họ sẽ lên Thiên Đường, “Tinh thần thần thánh sẽ khiến linh hồn hạnh phúc”. Dù đối diện với sinh-tử nhưng họ vẫn “thấy thánh ngôn trong sự vĩnh hằng bất diệt”; họ đã đồng hóa với Đại Pháp vũ trụ và viên mãn trở về Thiên quốc.

(Còn tiếp)

Theo ChanhKien

 

Nguồn tin: tinhhoa.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Xây dựng nhà gỗ

Nhà gỗ là sản phẩm đỉnh cao nhất của nghề mộc. Dựng một ngôi nhà gỗ không chỉ đòi hỏi kỹ thuật mộc, điêu khắc, mà còn cả kinh nghiệm đúc kết của bao đời thợ. Nói đến nghề mộc, không thể phủ nhận danh tiếng của những thợ mộc Thành Nam, vốn làm ra những sản phẩm vững chắc vượt thời gian mà không cần...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay3,467
  • Tháng hiện tại75,727
  • Tổng lượt truy cập6,719,216
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây