Cậu bé Xiaohai ở Giang Tây, Trung Quốc được cha mẹ đưa vào Bệnh viện Đại học Chiết Giang. Dù mới 4 tuổi 7 tháng nhưng cậu bé đã có chu vi vòng eo lên đến 95cm, ngang với người lớn và có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 35, mắc bệnh béo phì nghiêm trọng.
Sau khi các bác sĩ kiểm tra phát hiện thấy Xiaohai còn bị mắc bệnh chuyển hóa do béo phì, mỡ máu cao, huyết áp cao và gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, cậu bé cũng mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Kết quả kiểm tra vì chờ đợi khá lâu nên gia đình Xiaohai quyết định quay về nhà chờ đợi thông báo từ bệnh viện. Trên đường về, cả gia đình có ghé vào một nhà nghỉ nghỉ ngơi.
Lúc 3 giờ chiều, cha của cậu bé Xiaohai sau khi ngủ trưa dậy đã tiến tới giường con trai để gọi dậy nhưng lay mãi không thấy con thức. Đến khi kiểm tra hơi thở thì giật mình nhận ra cậu bé đã ngưng thở từ lúc nào không biết.
Xem thêm: 10 loại quả giúp giảm cân.
Những nguy hại khi trẻ bị béo phì
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật, gây tổn hại đến nhiều cơ quan trong cơ thể như:
Khung xương: Với cân nặng quá mức sẽ tăng gánh nặng lên bộ xương của đứa trẻ béo phì, từ đó dễ dẫn đến biến dạng các chi dưới và cần có sự chỉnh hình. Ngoài ra do trọng lượng cơ thể tăng sức đè lên các khớp ở vùng lưng, đầu gối,... làm cho các khớp nhanh lão hóa.
Hệ tim mạch: Béo phì làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, hẹp tắc động mạch chi.
Hệ hô hấp: Một trong những hội chứng dễ gặp khi bị béo phì đó là bệnh ngừng thở khi ngủ, một biến chứng rất nguy hiểm.
Hệ nội tiết, chuyển hóa: Tình trạng kém dung nạp glucose, kháng insulin, nặng hơn là bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tăng acid uric gây bệnh gút.
Tâm sinh lý: Trẻ mắc bệnh béo phì sẽ dễ mắc trầm cảm, tự ti, khó hòa nhập cộng đồng.
Trẻ béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như: ung thư thực quản, trực tràng, vú...
Làm thế nào để xác định trẻ bị béo phì hay không?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã dùng chỉ số nhân trắc học dựa trên chiều cao và cân nặng, gọi là chỉ số cơ thể (BMI) được tính bằng cân nặng cơ thể (kg) chia cho chiều cao bình phương (m), và phân ra các mức độ như sau:
- BMI dưới 18,5 kg/m2: gọi là thiếu cân, gầy;
- BMI từ 18,5 - 24kg/m2: bình thường;
- BMI từ 25 - 30: kg/m2: thừa cân;
- BMI trên 30kg/m2: béo phì.
Các chỉ số này thấp hơn một chút khi áp dụng cho người châu Á.
Ngoài ra, có thể xác định trẻ bị béo phì hay không dựa vào tỷ lệ eo và chiều cao. Trong giai đoạn 6-16 tuổi, nếu tỷ lệ chu vi vòng eo với chiều cao lớn hơn hoặc bằng 0,48 thì đây là nhóm có nguy cơ cao bị béo phì.
Tuổi nào là giai đoạn quan trọng để trẻ giảm cân?
Nhóm nghiên cứu của Đại học Copenhagen gần đây đã xuất bản một nghiên cứu trong suốt 38 năm trên Tạp chí Y học New England cho biết độ tuổi của trẻ nên kiểm soát cân nặng để giảm nguy cơ tiểu đường là 13 tuổi.
- Nếu bạn có thể giảm cân ở tuổi 13 thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong độ tuổi 30-60 không khác với người bình thường;
- Nếu bạn giảm cân khi bạn 17 tuổi, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng 47%.
- Nếu đến tuổi trưởng thành vẫn béo phì thì gần như không thể giảm cân trở lại cân nặng bình thường.
Phòng ngừa bệnh béo phì
Giáo sư Fu Junfen – giám đốc Sở Nội tiết ở Chiết Giang gợi ý chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ em để ngừa béo phì:
- Ăn uống đầy đủ carbonhydrate như gạo, mỳ, bánh quy,.. chiếm khoảng 50%
- Ăn đủ chất protein (khoảng 15% khẩu phần ăn) và hàm lượng chất béo chiếm khoảng 25%.
- Không cho trẻ ăn quá nhiều
- Một ngày đảm bảo cho trẻ ăn đủ 3 bữa, không ăn vặt linh tinh, đặc biệt vào ban đêm.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Nhà gỗ là sản phẩm đỉnh cao nhất của nghề mộc. Dựng một ngôi nhà gỗ không chỉ đòi hỏi kỹ thuật mộc, điêu khắc, mà còn cả kinh nghiệm đúc kết của bao đời thợ. Nói đến nghề mộc, không thể phủ nhận danh tiếng của những thợ mộc Thành Nam, vốn làm ra những sản phẩm vững chắc vượt thời gian mà không cần...