Tuy nhiên, dù cho bạn có nghe nhiều những thông tin “truyền miệng” về sốt có vẻ rất ghê gớm thì trên thực tế, chưa hề có một bằng chứng cụ thể về mặt khoa học nào cho thấy việc sốt cao ở trẻ có thể gây tổn thương não hay các tình trạng ghê gớm khác. Đôi khi, sự gia tăng thân nhiệt là cách mà cơ thể bé tự đối phó với các tác nhân gây bệnh. Xét về mặt nào đó, nó là dấu hiệu chứng minh hệ miễn dịch của trẻ hoạt động tốt.
Sốt trở thành nỗi ám ảnh của cha mẹ mỗi khi thời tiết thay đổi.
Một điều quan trọng không kém là các mẹ cần hiểu rằng, không phải cứ sốt nghĩa là con bị cảm hay bị cúm và không phải cứ con sốt là cho uống hạ sốt ngay. Thay vào đó, song song với việc hạ sốt cho con bằng các cách truyền thống trước, cha mẹ cũng cần xác định rõ nguyên nhân sốt của trẻ để có biện pháp hợp lý, kịp thời.
Cần xác định nguyên nhân sốt của trẻ trước khi hạ sốt cho trẻ.
Cảm lạnh hay cúm là biểu hiện của hiện tượng sốt virus, xảy ra khi cơ thể bé bị virus tấn công. Ở trường hợp này, cơn sốt thường sẽ giảm dần trong vòng 3 ngày và việc sử dụng thuốc kháng sinh lúc này là chưa cần thiết. Nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ bố mẹ không nên sử dụng thuốc kháng sinh cho con ngay mà chỉ nên hạ sốt bằng cách cho bé uông thuốc hạ sốt kết hợp lau mát
Trong trường hợp cơ thể bé phát sốt vì mắc phải một loại nhiễm trùng nào đó do vi khuẩn gây ra như: bệnh viêm tai, viêm đường tiết niệu hay viêm phổi. Nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra sốt thường ít phổ biến hơn so với nhiễm trùng do virus và cần được chú ý đặc biệt vì có thể dẫn tới các bệnh nghiêm trọng. Lúc này, việc hạ sốt là một trong những điều kiện cần trước tiên mà bố mẹ nên quan tâm. Với những cơn sốt ở trường hợp này, bố mẹ có thể và nên dùng thuốc kháng sinh cho con theo chỉ định và sự hướng dẫn của bác sĩ.
Một số trường hợp, bố mẹ nghe theo quan niệm dùng nhiều kháng sinh sẽ “hại người” nên chủ quan, không cho trẻ dùng kháng sinh ngay cả khi trẻ có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn. Việc này là hết sức tai hại. Sự chậm trễ do quan niệm sai lầm sẽ có thể dẫn đến việc điều trị cho trẻ khó khăn hơn và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Chính vì thế, sau khi đã xác định rõ nguyên nhân sốt là do vi khuẩn và làm các phương pháp hạ sốt truyền thống như , miếng hạ sốt, lau mát mà con vẫn không có dấu hiệu hạ sốt, lúc này bố mẹ nên cho trẻ sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.
Một số lưu ý khi chọn thuốc hạ sốt cho trẻ:
Sử dụng thuốc giảm sốt có xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất bởi các thương hiệu uy tín. Hiện nay thị trường có nhiều loại thuốc hạ sốt rành riêng cho trẻ em như Hapacol 250 hương cam của DHG Pharma dạng bột sủi vừa thuận tiện lại vừa dễ uống cho trẻ.
- Cần xác định liều thuốc dựa vào cân nặng của trẻ, không phải độ tuôi.
- Tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin vì có thể gây ra hội chứng Reye nghiêm trọng.
- Tốt nhất là theo hướng dẫn của bác sĩ trước khi cho con sử dụng thuốc.
Mặc dù chưa có bằng chứng chính xác về những gì có thể xảy ra cho trẻ khi các bé sốt, cha mẹ vẫn nên đưa trẻ đi khám khi có biểu hiện này, đặc biệt là nếu con bạn dưới 3 tháng tuổi. Lý do là ở độ tuổi này, trẻ quá nhỏ để bố mẹ có thể phân biệt được các biểu hiện của triệu chứng là gì, rất dễ dẫn tới chủ quan, gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
Khi con có dấu hiệu bị sốt, tinh thần của cha mẹ là quan trọng nhất. Dù lo lắng nhưng các bậc cha mẹ cần hết sức tỉnh táo và bình tĩnh, theo dõi con và xác định rõ nguyên nhân để có cách điều trị hợp lý cho con thay vì hốt hoảng, bối rối.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
ĐỒ THỜ HẢI MẠNH - AM HIỂU VĂN HÓA TÂM LINH VIỆT Với trên 30 năm hoạt động sản xuất và kinh doanh lĩnh vực đồ thờ cúng, chúng tôi cung cấp đa dạng các mặt hàng phục vụ thờ tự tại gia đình, đình chùa, từ đường. Đội ngũ thợ lành nghề cùng nhà xưởng lớn là điều kiện thuận lợi để Đồ Thờ Hải...