Những tác nhân bên ngoài và bên trong cơ thể như khói bụi, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm không khí, lông, … đều có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm mũi dị ứng. Căn bệnh này không tác động quá tiêu cực đến sức khỏe, nhưng chắc chắn người bệnh sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ trong sinh hoạt. Viêm mũi dị ứng thường xuất hiện kèm theo các bệnh về tai – mũi – họng khác như viêm tai giữa, xoang, suyễn, …
Có 2 loại viêm mũi dị ứng phổ biến nhất là:
- Viêm mũi dị ứng theo mùa: Xuất hiện do những loại thực vật mọc trong các mùa nhất định, đa phần là mùa xuân và mùa hè, như phấn hoa, cỏ, nấm, lá khô, …
- Viêm mũi dị ứng quanh năm: Tình trạng này lại do chính những vật dụng trong nhà gây ra, như bụi bẩn trong rèm cửa, gậm bàn ghế hay lông của thú cưng, …
Ngoài ra, viêm mũi dị ứng hoàn toàn có thể gây ra do thức ăn.
Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể chứ không chỉ với khu vực mũi:
- Mệt mỏi;
- Ngủ không sâu giấc, hay ngáy;
- Đau đầu, chóng mặt;
- Hoa mắt, chảy nước mắt;
- Tắc mũi, sổ mũi, hắt hơi;
- Tai bị ù;
- Đau họng, ho, họng có đờm;
- Da bị phát ban hoặc tróc vảy.
Đây là những dấu hiệu thường gặp nhất ở một bệnh nhân mắc bệnh viêm mũi dị ứng. Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng khác, hãy đến trung tâm y tế gần nhất để được kiểm tra một cách kĩ lưỡng.
Bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất, đó chính là khám tổng quát để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng.
- Thuốc thường được kê đơn để giảm triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng là:
+ Thuốc kháng histamine
+ Thuốc xịt chống nghẹt mũi, đặc biệt là loại có chứa corticosteroid
Các loại thuốc này cần phải được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ, bởi khi kết hợp với các loại thuốc khác thì chúng có thể khiến bạn gặp những tác dụng phụ.
- Thuốc chống dị ứng
Khi tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng, bạn sẽ được đề nghị sử dụng thuốc chống dị ứng. Tiêm hoặc uống loại thuốc này là phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng hữu hiệu, bởi nó giúp tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể bạn.
- Miễn dịch dưới lưỡi (SLIT)
Tác dụng của liệu pháp này cũng giống như thuốc chống dị ứng, nhưng thay vì được tiêm hoặc uống trực tiếp thì khi thực hiện SLIT, các bác sĩ sẽ đặt thuốc ở dưới lưỡi của người bệnh. Vậy nên khả năng tai, họng bị ảnh hưởng xấu (ngứa, rát họng) sẽ rất cao.
Trong Đông y, một số loại thảo mộc thường được sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến mũi là bèo ván, bèo tai tượng, ké đầu ngựa, lá lốt, kinh giới, gừng …
- Ké đầu ngựa: Có thể phơi khô những quả ké đầu ngựa đã già, rang xém và tán mịn thành bột để pha với nước ấm. Uống mỗi ngày 2 lần.
- Bèo ván: Vệ sinh sạch sẽ các cây bèo, bỏ rễ, giã lấy nước uống. Có thể pha với đường để dễ uống hơn. Sử dụng bèo tươi để chế biến thành các món ăn cũng giúp điều trị viêm mũi dị ứng.
- Gừng: Trà gừng, mứt gừng hay gừng tươi đều là những phương pháp giúp suy giảm triệu chứng của căn bệnh này.
Thay đổi thói quen ăn uống cũng đóng vai trò phòng ngừa và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng:
- Hạn chế ăn/uống thực phẩm lạnh;
- Ăn nhiều sữa chua và hoa quả để tăng sức đề kháng;
- Các thực phẩm như rau thơm (tía tô, húng, hành, đinh lăng, bạc hà …) hay ngũ cốc chưa xát sẽ giúp bạn giảm thiểu tình trạng mắc bệnh dị ứng.
- Tránh xa những tác nhân có khả năng gây viêm mũi dị ứng như khói bụi, phấn hoa, lông động vật,…
- Giữ ấm mũi, đặc biệt là vào mùa đông. Vệ sinh mũi thường xuyên. Đeo khẩu trang khi ra đường.
- Giữ cơ thể luôn ấm và khô ráo, hạn chế tiếp xúc với nước lạnh và gió.
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng mỗi ngày và súc miệng sau khi ăn.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
1. Đôi nét về sơn son thiếp vàng Sơn son thiếp vàng đã có từ lâu đời, trên thế giới rất nhiều quốc gia đã sử dụng để trang trí cung điện , nhà thờ , nhà chùa , hoàng cung. Cùng với sự phát triển và giao thương về kinh tế thế giới, ngày nay sơn son thiếp vàng được ứng dụng rộng rãi,...