"Nhiều người đang xem nhẹ hệ miễn dịch của bản thân"

Thứ năm - 19/07/2018 01:39
Những ngày qua, cộng đồng mạng “dậy sóng” bởi chia sẻ về “cuộc chiến không cân sức” giữa siêu vi khuẩn, đăng trên trang cá nhân của bác sĩ Ngô Đức Hùng (Khoa Cấp cứu A9, BV Bạch Mai). Dưới hiệu ứng lan tỏa của mạng xã hội, một lần nữa hồi chuông về

Bài viết mới đây của bác sĩ trên trang cá nhân về kháng kháng sinh (KKS) nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng mạng. Anh có bất ngờ với những phản ứng này không?

BS Hùng Ngô: Tôi không bất ngờ lắm khi được quan tâm đến vậy. Trước đây việc điều trị theo kinh nghiệm, trong đó có sử dụng kháng sinh còn rất mù mờ. Khi khoa học kỹ thuật phát triển hơn, y học điều trị dựa theo bằng chứng, chúng ta mới giật mình nhận ra mình đã coi thường hệ miễn dịch của mình như thế nào.

Hiểu biết của mọi người về vấn đề KKS còn rất mơ hồ. Trong khi không phải nguồn tin nào cũng chính xác nên để hiểu đúng và đủ, tôi quyết định viết cho rõ ràng và dễ hiểu nhất theo ngôn ngữ mạng xã hội về KKS.

BS Hùng Ngô, chủ nhân bài viết về KKS  “gây bão” mạng xã hội

Đây không phải lần đầu vấn đề KKS được cảnh báo, nhưng tại sao phải tới bây giờ mọi người mới phản ứng mạnh mẽ đến vậy?

BS Hùng Ngô: Thông qua bài viết, tôi tin mọi người dần hiểu những hành động tưởng chừng đơn giản như tự ý mua thuốc không theo đơn, hay việc chia sẻ vô tội vạ những phương pháp điều trị truyền khẩu mà một bác sĩ được đào tạo chính thống nếu đọc phải sẽ “khóc thét” lên… đã góp phần tạo ra những con siêu vi khuẩn từ trong chính gia đình mình.

Tất cả những thông tin đó như một lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người. Đó là lý do khiến cộng đồng mạng phản ứng mạnh mẽ đến thế.

Hình ảnh bệnh nhân nhiễm siêu vi khuẩn và đơn thuốc truyền tay gây giật mình cho nhiều người

Có câu chuyện thực tế nào về các trường hợp nhiễm khuẩn đau lòng trong quá trình công tác của anh?

BS Hùng Ngô: Tôi từng lấy dẫn chứng trong bài viết trên trang cá nhân của mình, một bệnh nhân viêm phổi vì siêu vi khuẩn kháng tất cả các loại kháng sinh hiện có trên thị trường. Đây lại không phải trường hợp đầu tiên, hầu hết bệnh nhân đều không qua khỏi.

Siêu vi khuẩn này bình thường rất ít khả năng gây bệnh trên người khỏe mạnh, chỉ vì lý do nào đó hệ miễn dịch yếu đi mới tạo điều kiện để nó bôi nhiễm. Khi những công trình y khoa tiên tiến và sức mạnh miễn dịch phải đầu hàng trước siêu vi khuẩn, bất lực trong nỗ lực cứu sống bệnh nhân chỉ vì KKS, đối với tôi đó là những cảm xúc khó tả lắm.

KKS được xem là vấn đề sức khỏe toàn cầu, vậy các quốc gia phát triển khác đã giải quyết bài toán này thế nào?

BS Hùng Ngô: Y học vốn là một ngành chỉ mang tính tương đối. Việc phát triển các xét nghiệm chuyên sâu sẽ giúp người bác sĩ có bằng chứng cơ thể nhiễm vi khuẩn nào để có phương pháp điều trị phù hợp. 

So sánh giữa các nền y tế khác nhau cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh. Việc điều trị cũng vậy, cân đối giữa lợi ích và kinh tế luôn là bài toán khó giải cho tất cả các nước không riêng gì Việt Nam.

Điểm chung duy nhất trong trường hợp này là sức khỏe. Việc thúc đẩy cơ thể mạnh khoẻ là phương pháp tốt nhất giúp cơ thể chống chịu được các tác nhân nguy hại từ bên ngoài, trong đó có vi sinh vật.

Tại Việt Nam, bên cạnh nỗ lực của các cơ quan Y tế, mỗi cá nhân cần phải làm gì để giảm thiểu vấn nạn KKS?

BS Hùng Ngô: Tôi nghĩ việc đầu tiên là cần làm công tác tuyên truyền tốt hơn, để người dân hiểu được tầm quan trọng trong việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Lạm dụng kháng sinh khi không nắm vững chỉ thể hiện sự hời hợt về kiến thức, chủ quan về sức khỏe.

Bên cạnh đó, mỗi người mà đặc biệt là những bậc làm cha mẹ cần tăng cường hơn nữa sự chủ động để phòng bệnh cho bản thân và con trẻ, bởi mấu chốt bao giờ cũng là phòng còn hơn chống.

Cụ thể về phòng bệnh, việc rửa tay và tắm với xà phòng diệt khuẩn như anh từng đề cập sẽ có ý nghĩa như thế nào?

BS Hùng Ngô: Cơ thể con người luôn tồn tại vi khuẩn tại các hốc tự nhiên, trên da, bao gồm vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu. Mối cân bằng này bị phá vỡ sẽ là tác nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng. Đặc biệt là vi khuẩn tự thân nó không “bò” được mà thường do bàn tay con người đem chúng đến môi trường khác. Việc rửa tay sẽ giúp tiêu diệt và hạn chế bớt những vi khuẩn ngoại lai có hại. Tắm và vệ sinh thân thể hàng ngày cũng vậy.

Mỗi ngày các tế bào da chết sinh ra rất nhiều từ 30.000 đến 40.000 tế bào mỗi phút. Cùng với các tuyến mồ hôi và bã nhờn, chúng là “bữa ăn” vô cùng thịnh soạn cho rất nhiều loại vi sinh vật ký sinh trên da. Việc rửa tay và tắm rửa sạch hàng ngày sẽ bào mòn những lớp da chết, hạn chế vi khuẩn có hại cho cơ thể.

Thói quen vệ sinh tốt cùng với một hệ miễn dịch khoẻ mạnh sẽ giúp chúng ta sống một cách thoải mái không sợ nhiễm bệnh.

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác truyền thông “Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn”, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế và Quỹ Unilever Việt Nam, nhãn hàng Lifebuoy sẽ đồng hành đem đến các chương trình tích hợp nhiều kiến thức bổ ích để nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân trong cộng đồng.

Áp dụng công nghệ ion bạc, xà phòng diệt khuẩn Lifebuoy tăng cường bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn hiệu quả gấp 10 lần so với xà phòng thông thường, nhờ đó phòng tránh được dịch bệnh, ngăn ngừa nguy cơ kháng kháng sinh cho cả gia đình.

(Theo Khám phá).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Xây dựng nhà gỗ

Nhà gỗ là sản phẩm đỉnh cao nhất của nghề mộc. Dựng một ngôi nhà gỗ không chỉ đòi hỏi kỹ thuật mộc, điêu khắc, mà còn cả kinh nghiệm đúc kết của bao đời thợ. Nói đến nghề mộc, không thể phủ nhận danh tiếng của những thợ mộc Thành Nam, vốn làm ra những sản phẩm vững chắc vượt thời gian mà không cần...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về Đồ thờ Hải Mạnh?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây