15:00 | 27/06/2017
Mục lục (Click vào đây để tới nội dung muốn xem nhanh nhất)
Trong Tử vi, tại sao 2 tuổi này gọi là Hải Trung Kim (Kim trong biển): vì ngũ hành của Tý là Thủy, Thủy còn gọi là vùng nước lớn, nghĩa là Thủy rất vượng.
Trong vòng Trường sinh, Kim tử ở Tý, Mộ ở Sửu. Vậy là Thủy lớn, thịnh vượng mà Kim lại tử ở Thủy nên bé nhỏ. Do đó gọi là Hải Trung Kim. Người mệnh nạp âm này đều kỵ người mệnh Hỏa.
Tính chất của Hải Trung Kim: Có thể biết được tâm tưởng mà không hiểu rõ được tâm cơ, lòng người như kim đáy bể, khó dò. Có khả năng nhưng thiếu sự xông xáo, cần người đề bạt mới thi triển được.
Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp ý nghĩa các nạp âm của ngũ hành Kim
Tại sao lại gọi 2 tuổi này là Lư Trung Hỏa (lửa trong lò): vì Bính Đinh đều mang tính Hỏa, còn Dần Mão đều là Mộc, như vậy có sự sinh của Hỏa. Lúc này, trời đất như phảng phất lửa trong lò mới sinh, vạn vật cũng vừa mới bắt đầu sinh trưởng, nên gọi là Hỏa giữa lò: Hỏa vừa mới sinh.
Người mệnh Lư Trung Hỏa đều kỵ người mệnh Thủy.
Vì sao 2 tuổi này gọi là Đại Lâm Mộc (gỗ rừng lớn): vì Thìn Thổ mang hình tượng đất đai hoang dã, là giải bình nguyên rộng lớn. Tị là ánh thái dương chói chang nuôi dưỡng vạn vật, trong đó có Mộc. Mộc lại được Hợi Thủy trường sinh, cành lá xum xuê. Cây to xum xuê, phồn vinh sinh ở đất đai rộng lớn hoang dã nên được gọi là Đại Lâm Mộc.
Xem bói tình yêu, người mệnh này đều kỵ với người mệnh Kim.
Vì sao 2 tuổi này gọi là Lộ Bàng Thổ (đất ven đường): vì Mùi Thổ được Hỏa sinh, khiến Ngọ Hỏa vượng. Thổ lại là nơi sinh ra vạn vật (Mộc), Mộc lại sinh ra Hỏa, phản lại Thổ, nên Thổ bị hại đến bản thân, như đất bụi ven đường, vậy nên gọi là Lộ Bàng Thổ.
Lộ Bàng Thổ nếu gặp Thủy thì sinh ra vạn vật, nếu gặp Kim giúp thì “xây dựng cung điện phú quý”, nghĩa là rất tốt. Người mệnh này nếu gặp người mệnh Mộc không khắc mà lại tốt đẹp, được thanh quý vẻ vang.
Xem thêm: Tổng hợp ý nghĩa các nạp âm của ngũ hành Thổ
Tại sao gọi 2 tuổi này là Kiếm Phong Kim (vàng đầu kiếm): vì ngũ hành của Thân và Dậu đều là Kim. Kim trong quá trình sinh trưởng lại Đế vượng ở Dậu, khiến Kim vượng, cương cứng, nhưng sự cương cứng cũng không thể vượt quá lưỡi kiếm, nên gọi là Kiếm Phong Kim.
Thường thì Kim Hỏa tương khắc, kỵ gặp Hỏa, nhưng các nhà Dịch học xưa cho rằng, người Kiếm Phong Kim nếu gặp người mệnh Hỏa, nhất là Lư Trung Hỏa, nhờ nó mà thành vật báu, được rèn luyện, nghĩa là tốt.
Vì sao gọi 2 tuổi này là Sơn Đầu Hỏa (lửa trên núi): vì Tuất Hợi ví như cửa trời, Giáp Ất thuộc Mộc, đốt lửa soi sáng cửa trời “hỏa chiếu thiên môn”, ánh lửa chiếu lên cao nên gọi là lửa trên núi.
Sơn Đầu Hỏa thường thông với trời cao bao la nên ai có mệnh tính này thường quý hiển, vinh hoa. Nhưng núi phải có Mộc (gặp Mộc), còn nếu chỉ có Hỏa thôi thì ánh lửa khó chiếu đến tận cửa trời.
Ngoài ra, lửa trên núi lại rất kỵ Thủy, nếu gặp Đại Hải Thủy (nước biển lớn) thì tương khắc, kéo hung thần đến.
Vì sao gọi 2 tuổi này là Giản Hạ Thủy (nước dưới khe): vì Thủy Đế vượng ở Tý, Suy ở Sửu. Vậy là Thủy trong Bính Tý, Đinh Sửu trước vượng sau yếu. Do vậy không thể thành nước sông lớn được mà gọi là nước dưới khe núi (khe suối). Loại nước này trong, thanh mảnh.
Thủy gặp Kim thích hợp sẽ gặp cát, tức Giản Hạ Thủy gặp Giáp Ngọ, Ất Mùi (Sa Trung Kim) sẽ tốt. Nhưng với Thổ lại không hay vì Thổ làm cho nước đục, không hợp. Tốt nhất là gặp và kết hợp với Giáp Dần, Ất Mão (Đại Khê Thủy, nước khe lớn) thì tương hợp mà thành sông lớn, càng lâu dài càng tốt bền.
Tham khảo Tổng hợp ý nghĩa các nạp âm của ngũ hành Thủy để biết thêm chi tiết.
Vì sao gọi 2 tuổi này là Thành Đầu Thổ (đất tường thành): vì Mậu và Kỷ đều thuộc Thổ, Dần Mão đều thuộc ngũ hành Mộc, giống như tích Thổ thành núi, gần như đắp thành tường nên gọi là đất tường thành.
Theo các nhà Dịch học xưa, dù Mộc khắc Thổ, nhưng Thành Đầu Thổ không kỵ người mệnh Mộc và các loại mệnh Mộc khác nhau.
Gọi là Bạch Lạp Kim (vàng trong sáp) vì Kim hình thành trong đất, Kim dưỡng ở Thìn, trường sinh ở Tị, hình thành chất mới chưa cứng cáp nên gọi là Bạch Lạp Kim. Đây được coi như chất ngọc chưa mài giũa, cần được khổ luyện.
Mệnh này tính Kim yếu, không phải lúc nào cũng khắc được Mộc, gặp Thủy thì quý, đều kỵ người mệnh Hỏa.
Gọi là Dương Liễu Mộc (gỗ cây liễu) vì Mộc tử ở Ngọ, mộ ở Mùi, muốn tồn tại phải mượn Thủy ở Nhâm và Quý. Nhưng sức sống của Mộc ở đây vẫn yếu, nên gọi là Dương Liễu Mộc.
Mệnh này thích hợp với Ốc Thượng Thổ, thích Thủy nhưng trừ Đại Hải Thủy, còn lại kết hợp đều tốt. Bản tính Dương Liễu Mộc rất yếu, nếu gặp Hỏa mạnh dễ bị chết yểu, nếu gặp Thạch Lựu Mộc sẽ bị Mộc này áp chế, làm cho một đời hèn kém. Ngoài ra, người mệnh này đều kỵ mệnh Kim.
Đừng bỏ lỡ: Tổng hợp ý nghĩa các nạp âm của ngũ hành Mộc
Vì sao gọi 2 tuổi này là Tuyền Trung Hải (hoặc Tỉnh Tuyền Thủy: nước trong suối hoặc nước trong giếng): vì Kim Lâm quan ở Thân, Đế vượng ở Dậu, Thân Dậu đều vượng Kim tất vượng, ắt Thủy được sinh ra, nhưng vì sức mạnh không lớn nên gọi là Tuyền Trung Hải.
Mệnh này gặp Sa Trung Kim hay Thoa Xuyến Kim đều tốt, gặp Thủy và Mộc cũng tốt, còn nếu gặp người mệnh Thổ thì suốt đời không được ấm no.
Gọi là Ốc Thượng Thổ (đất trên mái nhà) vì Bính Đinh thuộc Hỏa, Tuất Hợi như cánh cửa trời, Hỏa đang cháy trên cao rồi nhạt và sinh ra Thổ, Thổ tự nhiên không ở bên dưới nên gọi là đất trên mái nhà.
Đất trên mái nhà là gạch, ngói, đồ lợp, đương nhiên phải cần có Mộc làm giá đỡ, sau cần Kim làm trang điểm. Ốc Thượng Thổ gặp Kiếm Phong Kim, Thoa Xuyến Kim đều thành mệnh phú quý. Ốc Thượng Thổ sợ Hỏa, nhưng gặp Thiên Thượng Hỏa lại rất tốt bởi nó tượng trưng cho ánh mặt trời. Ngoài ra, người mệnh này không kỵ người mệnh Mộc.
Vì sao gọi là Tích Lịch Hỏa (lửa sấm sét): vì Sửu thuộc Thổ, Tý thuộc Thủy, Thủy ở chính vị với nạp âm thuộc Hỏa. Hỏa trong Thủy thì chỉ có Long thần, nên ví Hỏa này như lửa sấm sét.
Bản chất Thủy Hỏa vốn khắc nhau kịch liệt nhưng nay lại hợp nhất thành sấm chớp. Long thần xuất hiện thường kèm theo gió mưa sấm chớp, vì thế Tích Lịch Hỏa với Thủy, Thổ, Mộc gặp nhau là tốt hoặc không có hại. Cái kỵ là Hỏa vì hai Hỏa gặp nhau thì khô khan, xấu.
Các nhà Dịch học xưa cho rằng, người mệnh này gặp mệnh Thủy thì trọn đời gần bậc vương hầu.
Có thể bạn chưa biết những kiến thức về Tổng hợp ý nghĩa các nạp âm của ngũ hành Hỏa
Tại sao 2 tuổi này gọi là Tùng Bách Mộc (gỗ cây tùng): vì Mộc trong ngũ hành trưởng thành ở Dần, vượng ở Mão. Tính Mộc sinh vượng không phải là yếu nên gọi là gỗ cây tùng, chịu được sương tuyết, cho gió thổi qua vi vu như nhạc cụ, cành lá xao động như cờ bay.
Cây tùng có sức sống mãnh liệt nên chỉ kỵ Lư Trung Hỏa. Trong Thủy thì chỉ có Đại Hải Thủy mới có thể hại được nó, ngoài ra các ngũ hành khác đều vô hại.
Tùng Bách Mộc kỵ gặp Đại Lâm Mộc và Dương Liễu Mộc vì sẽ nảy sinh đố kỵ. Mệnh này kỵ gặp Kim. Nếu gặp Tang Đố Mộc thì mệnh phú quý.
Gọi là Trường Lưu Thủy (nước sông dài) là do Thìn là Thủy khố mà Tị là Trường Sinh của Kim, Kim sinh Thủy vượng. Đã vượng mà còn chứa vào kho nước không bao giờ hết nên gọi là nước sông dài.
Kim sinh Thủy, nên Trường Lưu Thủy gặp Kim thì tốt. Nhưng mệnh này sợ gặp Thủy, bởi Thủy nhiều lên sẽ úng lụt. Thủy Thổ tương khắc, nếu gặp mệnh Thổ thì mệnh này bị nguy, nếu đã gặp cần có Kim sinh Thủy để ứng cứu.
Thủy Hỏa tương khắc, nhưng Trường Lưu Thủy gặp Phú Đăng Hỏa và Sơn Đầu Hỏa cũng không sao.
Ghi chú: Đây chỉ là một trong những gợi ý về chọn tuổi kết hôn, còn nhiều cách khác, bạn đọc nên tham khảo, tìm hiểu nhiều nguồn để có sự lựa chọn tốt nhất.
Xem bói tình yêu: Tự xem nhân duyên sinh khắc qua 30 cặp mệnh nạp âm (P2)
Lichngaytot.com
Gửi bình luận In bài viết |
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn
ĐỒ THỜ HẢI MẠNH - AM HIỂU VĂN HÓA TÂM LINH VIỆT Với trên 30 năm hoạt động sản xuất và kinh doanh lĩnh vực đồ thờ cúng, chúng tôi cung cấp đa dạng các mặt hàng phục vụ thờ tự tại gia đình, đình chùa, từ đường. Đội ngũ thợ lành nghề cùng nhà xưởng lớn là điều kiện thuận lợi để Đồ Thờ Hải...