Mua cả trạm thủy điện để đào Bitcoin ở Trung Quốc

Chủ nhật - 29/07/2018 11:15
Kiểm soát nguồn điện một cách chủ động là lý do khiến các nhà đầu tư tiền ảo muốn mua lại những trạm thủy điện công suất lớn.

Theo Sina, kể từ tháng 6 vừa qua, mưa lớn ở khu vực tỉnh Tứ Xuyên đã gây ra nhiều trận lũ lụt lớn ảnh hưởng tới hoạt động cày tiền ảo của hơn 25.000 thợ đào trong khu vực. Trang Financial Timescủa Anh còn đưa tin rằng sự cố này đã khuấy động giá Bitcoin quốc tế, khiến giá giảm mạnh bởi năng lực sản xuất của các mỏ bị ảnh hưởng. Nhưng chỉ sau thời gian ngắn, giá tiền ảo thế giới đã có một đợt tăng mạnh trở lại. Bitcoin cũng bất ngờ vượt lên trên mốc 8.000 USD một đồng. Điều này càng khiến cho con sốt đào tiền ảo vì thế lại trở nên mạnh mẽ và lôi cuốn thêm nhiều nhà đầu tư.

Theo thống kê chưa đầy đủ, cả tỉnh Tứ Xuyên hiện có hơn 6.600 trạm thủy điện đang hoạt động. Đào tiền ảo là hoạt động tiêu tốn rất nhiều điện năng, nên để phục vụ cho hệ thống máy móc lẫn làm mát, các nhà máy và trạm thủy điện tại lớn nhỏ tại đây đều hoạt động hết công suất.

Trong khi đó, ở khu vực này, các mỏ đào tiền ảo có từ 3.000 đến 5.000 máy khai thác có số lượng rất nhiều. Còn các mỏ lớn với hàng chục nghìn máy cũng không phải là hiếm. Nhiều chủ mỏ, được hỗ trợ bởi các tập đoàn lớn, thậm chí còn đầu tư mạnh vào việc mua lại hoặc đầu tư mở rộng vào một nhà máy thủy điện để sử dụng riêng.

Một mỏ khai thác tiền ảo quy mô nhỏ ở Tứ Xuyên.

Một mỏ khai thác tiền ảo quy mô nhỏ ở Tứ Xuyên.

Bức ảnh trên là hình chụp bên ngoài của một mỏ đào tiền ảo với hơn 3.000 thiết bị. Mỗi tháng, mỏ tiêu thụ lượng điện có giá trị khoảng một triệu nhân dân tệ (khoảng 150.000 USD). Chủ mỏ này trước kia từng kinh doanh tiệm Internet ở Thượng Hải. Tuy nhiên, khi trào lưu này thoái trào, ông đã chuyển sang đào tiền ảo. So với trước kia, công việc hiện tại có phần "nhàn nhã" hơn khi cả ngày chỉ cần kiểm tra hệ thống mỗi hai tiếng một lần, để xem có sự cố với thiết bị nào hay không.

"Khai thác tiền ảo không phải là đầu cơ tiền tệ và ngược lại", một thợ mỏ cho biết, bản thân người này cũng không bao giờ quan tâm đến giá trị của các đồng tiền ảo trên thị trường. "Tôi chưa mua một đồng nào, dù Bitcoin hay bất cứ loại tiền gì. Tôi sẽ không bao giờ mua. Tôi thậm chí không quan tâm tới việc mỗi ngày cả mỏ khai thác được bao nhiêu tiền. Ông chủ ở xa ngày ngày nhìn chằm chằm vào mọi thứ ở đây, tôi chỉ cần đảm bảo cho các thiết bị hoạt động thông suốt".

Trạm thủy điện có tuổi đời hơn 60 năm ở Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Trạm thủy điện có tuổi đời hơn 60 năm ở Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Còn bức ảnh trên là một nhà máy thủy điện được xây dựng vào năm 1952. Làm bảo vệ tại đây hơn 10 năm qua là một người đàn ông tên Zhang. Thời gian gần đây, có rất nhiều người tới hỏi về công suất hoạt động của nó để xây các mỏ đào tiền ảo ở gần đó. Tuy nhiên, sau khi tham khảo được thông tin, tất cả đều bỏ đi bởi công suất hoạt động của nó quá thấp. Bản thân Zhang cũng vì thế mà nắm rõ tình hình giá tiền ảo đang dao động trên thị trường.

"Bitcoin giảm giá thế này mà vẫn muốn đầu tư vào à? Nó đã giảm xuống dưới 40.000 nhân dân tệ (khoảng 6.000 USD) trong hai ngày qua", ông nói với phóng viên, người đang đóng vai một chủ mỏ đào tiền ảo.

Chia sẻ về trận lũ vừa qua, nhân viên bảo vệ này cho biết nó không ảnh hưởng nhiều tới trạm, ngoài việc khiến một số thiết bị gặp trục trặc. Bản thân ông cũng không gặp bất cứ nguy hiểm gì.

Hình ảnh lung linh nhưng lạnh lẽo của một mỏ đào tiền ảo vào ban đêm.

Hình ảnh lung linh nhưng lạnh lẽo của một mỏ đào tiền ảo vào ban đêm.

Tuy nhiên, dù an toàn, cuộc sống trong rừng sâu của mọi người ở đây cũng không hề thoải mái. Tại đây không có cửa hàng tiện lợi, không có quán cà phê hay quán bar. Chỉ có một con đường duy nhất để lên xuống núi.

Với các thợ mỏ, sự buồn chán của họ còn lớn gấp nhiều lần Zhang. Hàng nghìn người suốt ngày phải sống trong những căn phòng đơn điệu, nhìn ngắm hàng dàn máy móc và quạt của hệ thống làm mát hoạt động. Nhiều người cho biết vào ban đêm, hàng nghìn chiếc đèn LED xanh trên máy khai thác sáng lên cùng lúc càng khiến họ cảm thấy rõ hơn sự lạnh lẽo và hẻo lánh của vùng đất này.

Lý Cương, một nhà đầu tư, cho biết đang xây dựng một khu mỏ với công suất lắp đặt ước tính là 100.000 thiết bị. Sau khi hoàn thành, nó sẽ tiêu tốn khoảng 360 triệu nhân dân tệ (khoảng 53 triệu USD) tiền điện mỗi năm. Ông chủ này chia sẻ thêm rằng công ty của mình có một vài mỏ với quy mô lớn như thế này.

Mỏ tiền ảo của Lý Cương đang được xây dựng, với quy mô 100.000 máy đào.

Mỏ tiền ảo của Lý Cương đang được xây dựng, với quy mô 100.000 máy đào.

Liên quan tới vấn đề quản lý các trạm thủy điện, từ tháng 9/2016, chính quyền tỉnh Tứ Xuyên đã ban hành các "quan điểm về tăng cường hơn nữa công tác quản lý và điều tiết phát triển thủy điện". Bên cạnh đó là việc thông qua kế hoạch trong 15 năm tới, việc kiểm soát cũng như phê duyệt các dự án thủy điện vừa và nhỏ sẽ được thắt chặt. Điều này đồng nghĩa với việc các trạm thủy điện sẽ không được xây dựng mới, hoặc mở rộng quy mô.

Bảo Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Xây dựng nhà gỗ

Nhà gỗ là sản phẩm đỉnh cao nhất của nghề mộc. Dựng một ngôi nhà gỗ không chỉ đòi hỏi kỹ thuật mộc, điêu khắc, mà còn cả kinh nghiệm đúc kết của bao đời thợ. Nói đến nghề mộc, không thể phủ nhận danh tiếng của những thợ mộc Thành Nam, vốn làm ra những sản phẩm vững chắc vượt thời gian mà không cần...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây