Bảo tồn di tích cổ dưới dạng 3D – một giải pháp lưu trữ văn hóa bền vững cần phát huy

Thứ hai - 23/07/2018 10:45
Bảo tồn di tích cổ dưới dạng 3D - một giải pháp lưu trữ văn hóa bền vững. Bảo tồn nguyên vẹn di tích cổ đình Tiền Lệ dưới dạng 3D.

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mọi lĩnh vực, ngành ngề đều được ứng dụng CNTT  một cách triệt để, giúp đơn giản hóa công việc cũng như mang lại hiệu quả cao cho con người . Và nổi bật ở đây, chúng tôi muốn nhắc đến chính là công việc bảo tồn di tích cổ: thay vì là những con số, văn bản, bản vẽ được lưu trữ trên sổ sách – thường có độ chính xác không cao, hay có thể bị mai một qua thời gian, thì một ngân hàng dữ liệu trên máy tính đã được thiết lập ra. có thể sử dụng bất cứ khi nào cần chỉ với một cú click chuôt, đây cũng chính là nền tảng phục vụ cho quá trình đo đạc, thiết kế, lập bản vẽ, thử nghiệm các phương án phục dựng lại nguyên trạng những di tích cổ khó bảo tồn.

Và dưới đây một công trình di tích cổ đã được chàng trai trẻ Nguyễn Trí Quang bảo tồn nguyên vẹn dưới dạng 3D – đó chính là di tích ngôi đình cổ Tiền Lệ. Cùng Đồ Thờ Hải Mạnh gặp gỡ và tìm hiểu thêm về công việc đáng trân trọng này nhé.

Xem thêm: Nhà gỗ Nam Bộ nét rất đẹp văn hóa cần được gìn giữ, phát huy

Với công nghệ 3D, anh Quang đã tái hiện lại rất nhiều di tích cổ ngày xưa như Hương án cổ chùa Bút Tháp đã bị chá,… Và hình ảnh thời cổ của ngôi đình Tiền Lệ cổ xưa nhất đã được thực hiện rất dài hơi và không hề đơn giản . Hãy cùng nhau xem qua những chi tiết cũng như từng mặt cắt để thấy rõ hơn về kiến trúc xưa của đình Tiền Lệ nhé.

1.Chàng trai 18t Nguyễn Trí Quang – tác giả của sản phẩm 3D Đình Tiền Lệ

Gia đình Quang vốn làm tượng thủ công mỹ nghệ. Từ hồi còn bé xíu, Quang đã được đi theo bố mẹ đến các di tích để khảo sát mẫu tượng, những họa tiết trang trí mỹ thuật cổ. Tình yêu với di sản sớm được ươm mầm. Trong năm học cuối cùng của bậc trung học cơ sở, Quang theo bố mẹ đến các di tích, nhưng “ôm thêm” chiếc máy quét 3D để quét dữ liệu.

Chàng trai trẻ Trí Quang với những sản phẩn cổ vật 3D 

Nguyễn Trí Quang đã “3D hóa” hàng nghìn linh vật, cổ vật ở khoảng 50 di tích. Các sản phẩm của Quang đều được nhà chuyên môn đánh giá cao. Những người không có điều kiện đến các di tích có thể tìm hiểu tường tận, nhất là các nghệ nhân ở làng nghề điêu khắc có thể căn cứ vào đây phục dựng các mẫu nghê, sấu, các mẫu cổ vật. Với niềm đam mê về di tích cổ, Quang hy vọng có thể số hóa toàn bộ di sản Việt bằng công nghệ 3D, tạo một “bảo tàng”, một ngân hàng dữ liệu để mọi người có thể tiếp cận di sản bằng công nghệ.

2.Kiến trúc di tích cổ Đình Tiền Lệ

2.1. Thiết kế bên ngoài Đình Tiền Lệ

Nhìn Đình Tiền Lệ qua công nghệ 3D được thể hiện rõ nét từ những góc cạnh khác nhau. Đình Tiền lệ được thiết kế 5 gian rộng lớn, nhiều cột đình to rộng lớn, 4 cột chính được làm từ xi măng vững chắc, những cột và kèo còn lại được làm bằng gỗ . Mái nhà được thiết kế bằng gạch mái, có 2 con kìm nóc  và  ở giữa là 2 con rồng song nguyệt theo thiết kế thời xa xưa.

Scan chi tiết hình ảnh đình Tiền Lệ một cách chi tiết từ ngoài vào trong

2.2.Nội thất bên trong Đình Tiền Lệ

Đình Tiền Lệ đã trở thành công trình lớn đầu tiên của nước ta được bảo tồn toàn diện bằng công nghệ tương tác 3D.  Đình Tiền Lệ được thiết kế thành 3 gian, giang ở giữa thờ cúng. Phía trên là tấm thư pháp được khắc bằng gỗ. Hai bên là hai con công đứng bảo vệ. Tất cả các kèo cột đều được đan chặt và cứng cáp chạm trổ điêu luyện.

Kiến trúc cổ xưa của đình Tiền Lệ được thiết kế trang nghiêm và rất đẹp mắt

Từng bức cuộn thư đều được khắc chữ rõ nét và sắc xảo. Mỗi đường nét có dát vàng và mỗi chi tiết nhỏ nhất đều được làm một cách tỉ mỉ và khéo léo. Những con công được dát ánh vàng rất đẹp mắt lại rất uy nghiêm

Nột thất bên trong đều được chạm trổ và dát vàng

2.3. Mặt cắt thẳng đứng từ trên xuống

 Qua mặt cắt thẳng đứng từ trên xuống của bức ảnh 3D đình Tiền Lệ, có thể thấy tất cả các cột đều được làm bằng gỗ, được thiết kế theo kiểu từ thấp đến cao. Bao gồm 22 cột gỗ nhỏ, to đều được đẽo mộc tròn trịa và chạm trổ điêu luyện. Bên dưới nền nhà làm bằng gạch nung thời xưa bền, bền lại rất mát.

Tất cả các cột và kèo đều được thiết kế vững chắc.

 Hy vọng có nhiều cổ vật và di tích cổ lâu đời được bảo tồn thành công qua công nghệ 3D hiện đại để phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau như du lịch, giáo dục, khảo cổ…

Xem thêm video:

Video và hình ảnh được tham khảo từ: Hà Thu – Kienviet.net.

3. Liên hệ đơn vị tư vấn thiết kế đình, đèn, chùa, nhà thờ họ chuyên nghiệp.

Xem thêm các công trình kiến trúc truyền thống được chúng tôi thực hiện:

+ Thiết kế và  thi công nhà gỗ cổ truyền.                              + Thiết kế chùa Việt

+ Thiết kế và xây dựng lăng mộ đá.                                     + Thiết kế đình đền

Kiến trúc nội thất Đồ Thờ Hải Mạnh

VP: 61 Nguyễn Xiển, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Tel: 094.345.9934 – Hotline: 0913.870.861 (zalo/facebook/viber) (24/7)

Website: https://dothogiadinh.vn

Email: dothogiadinh.vn@gmail.com

Nguồn tin: vietnamarch.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Đồ thờ sơn son truyền thống

1. Đôi nét về sơn son thiếp vàng Sơn son thiếp vàng đã có từ lâu đời, trên thế giới rất nhiều quốc gia đã sử dụng để trang trí cung điện , nhà thờ , nhà chùa , hoàng cung. Cùng với sự phát triển và giao thương về kinh tế thế giới, ngày nay sơn son thiếp vàng được ứng dụng rộng rãi,...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về Đồ thờ Hải Mạnh?

Thống kê
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay5,594
  • Tháng hiện tại35,713
  • Tổng lượt truy cập6,365,940
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây