Tư vấn thiết kế chùa tại Thanh Sơn – Phú Thọ

Thứ hai - 23/07/2018 10:49
Công trình kiến trúc chùa chiền thuộc vào kiến trúc tâm linh.Chùa là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành của các nhà sư, tăng, ni, … nơi thờ phật và truyền bá...

Công trình kiến trúc chùa chiền thuộc vào kiến trúc tâm linh.Chùa là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành của các nhà sư, tăng, ni, … nơi thờ phật và truyền bá những tư tưởng của phật giáo. Có người đến nơi đây để cúng bái tìm kiếm sự may mắn, cầu mong sự bình an đến cho gia đình mình, có người đến đây chỉ là để kiếm tìm những phút giây thanh thản trong tâm hồn, nhưng cũng có người chỉ đơn giản tìm đến đình chùa để chiêm ngưỡng những kiến trúc rất đẹp.

Mời các bạn thảm khảo những hình ảnh 3D từ phương án thiết kế chùa tại Huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ.

Công trình kiến trúc chùa của thôn tại Phú Thọ.

Nói về kiến trúc của chùa thì một điều chắc chắn là những ngôi chùa sẽ mang một nét kiến trúc riêng mà chỉ cần nhìn qua là có thể phân biệt được với các công trình tâm linh khác như: Đình, đền, miếu, nhà thờ, từ đường …vvv… Hệ thống kết cấu khung cột, vì kèo, các loại xà và những hoa văn, gạch gói đắp trong ngôi chùa đều có quy định thống nhất về kích thước, tương quan về tỷ lệ dành riêng cho kiến trúc Chùa. 

Để phân loại chùa theo cấu trúc thì có thể phân theo các loại dưới đây ( tham khảo wikipedia)

+ Mặt bằng chùa chữ Đinh: Chùa chữ Đinh (丁), có nhà chính điện hay còn gọi là thượng điện, là nhà đặt các bàn thờ Phật, được nối thẳng góc với nhà bái đường hay nhà tiền đường ở phía trước. Một số chùa tiêu biểu kiểu kiến trúc này là chùa Hà, chùa Bộc (Hà Nội); chùa Nhất Trụ, chùa Bích Động (Ninh Bình); chùa Trăm Gian (Hà Nội); chùa Dư Hàng (Hải Phòng),…

+ Mặt bằng chùa chữ Công: Chùa chữ Công (工) là chùa có ‘nhà chính điện và nhà bái đường song song với nhau và được nối với nhau bằng một ngôi nhà gọi là nhà thiêu hương, nơi sư làm lễ. Có nơi gọi gian nhà nối nhà bái đường với Phật điện này là ống muống. Tiêu biểu kiểu kiến trúc này là chùa Cầu (Hội An); chùa Keo (Thái Bình),…

+ Mặt bằng chùa chữ Tam: Chùa chữ Tam (三) là kiểu chùa có ba nếp nhà song song với nhau, thường được gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Chùa Kim Liên, chùa Tây Phương ở Hà Nội có dạng bố cục như thế này.Chùa chữ Tam (三) là kiểu chùa có ba nếp nhà song song với nhau, thường được gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Chùa Kim Liên, chùa Tây Phương ở Hà Nội có dạng bố cục như thế này.

+ Mặt bằng chùa chữ Quốc: Chùa kiểu Nội công ngoại quốc là kiểu chùa có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường (có thể là nhà tổ hay nhà tăng) ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà thiêu hương, nhà thượng điện hay các công trình kiến trúc khác ở giữa.

Kết cấu mái chùa mang đậm kiến trúc chùa truyền thống: mái cong đầu vân mây rồng chầu.

Theo thời gian có nhiều sự thay đổi trong kiến trúc chùa Việt qua các triều đại, nhưng về cơ bản vẫn gìn giữ được những kiến trúc sau:

Tam quan: Hay còn gọi là cổng chùa, được thiết kế theo kiểu 3 lối vào.

Sân chùa: rộng rãi và thường được lát bằng gạch đỏ, có đặt lư hương, hòn non bộ hay … tùy vào khu vực đó.Tiếp đến là Bái đường, chính điện, hành lang, hậu đường. 

Có phần hậu cung phía sau

Toàn bộ khuôn viên chùa 

Liên hệ với chúng tôi.

Quý khách có nhu cầu tư vấn thiết kế các công trình kiến trúc tâm linh, kiến trúc cổ: nhà gỗ, nhà truyền thống, nhà thờ họ, từ đường, chùa chiền, đình đền, miếu mạo … vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn từ KTS Đồ Thờ Hải Mạnh nhiều kinh nghiệm, nắm rõ chuyên môn. 

Add: Số 63 đường 25m Thanh Liệt,Hà Nội,Việt Nam 
Tel: 094.345.9934 – Hotline: 0913.870.861 (zalo/facebook/viber) (24/7) 
Lịch làm việc: 8h30 – 17h30 hàng ngày 
Website: https://dothogiadinh.vn 
Email: dothogiadinh.vn@gmail.com

 

Nguồn tin: vietnamarch.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Đồ thờ sơn son truyền thống

1. Đôi nét về sơn son thiếp vàng Sơn son thiếp vàng đã có từ lâu đời, trên thế giới rất nhiều quốc gia đã sử dụng để trang trí cung điện , nhà thờ , nhà chùa , hoàng cung. Cùng với sự phát triển và giao thương về kinh tế thế giới, ngày nay sơn son thiếp vàng được ứng dụng rộng rãi,...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về Đồ thờ Hải Mạnh?

Thống kê
  • Đang truy cập34
  • Hôm nay5,594
  • Tháng hiện tại35,086
  • Tổng lượt truy cập6,365,313
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây