Thú chơi nhà gỗ tiền tỷ của các đại gia đất Bắc

Thứ hai - 23/07/2018 10:45
Nhà gỗ - một công trình nhà cổ không bao giờ lỗi thời, và có thể nói là một thú chơi xa xỉ của các đại gia lắm tiền nhiều của.

Nhà gỗ – một công trình nhà cổ không bao giờ lỗi thời, và có thể nói là một thú chơi xa xỉ của các đại gia lắm tiền nhiều của. Khác với những công trình kiến trúc biệt thự tân cổ điển sang trọng hay như công trình nhà phố cao tầng hiện đại, thì nhà gỗ lại mang một dáng vẻ giản dị, mộc mạc đậm chất quê.

Vậy tại sao các đại gia lắm tiền lại thích xây và ở nhà gỗ hơn, có lẽ vì họ thực sự muốn trở về với nếp nhà truyền thống, nơi họ đã từng sinh ra và lớn lên, nơi cha ông đã từng sinh sống, và để tránh xa sự ồn ào của phố thị trở về với sự giản dị, thanh bình đến nhẹ lòng của truyền thống.

Nói nhà gỗ hiện nay là công trình tiền tỉ mà chỉ các đại gia mới giám làm quả không sai, ước tính một công trình nhà gỗ 5 gian truyền thống người ta phải tiêu tốn hàng triệu đô, riêng tiền để mua gỗ đã chiếm cả vài tỷ đồng, nhưng đối với họ không thành vấn đề vì đối với họ việc quan trọng là giữ được nếp nhà, một nơi ở vừa có thể sinh hoạt thoải mái, vừa có thể thờ cúng tổ tiên và phải càng cổ càng có giá trị.

Ngôi nhà gỗ 5 gian truyền thống này có giá cả chục tỷ đồng

Tuy nhiên một công trình nhà cổ đúng truyền thống thì hiện nay không có nhiều, thay vào đó là sự pha trộn giữa hiện đại và cải tiến sao cho phù hợp với xã hội. Nhưng một điều không đổi đó là việc tìm lọc gỗ quý, gỗ tốt để làm nhà, có nhiều đại gia gom, tích gỗ quý khi đủ mới đem ra làm nhà, cũng có những người thích nhà gỗ nhưng vì kinh phí còn hạn hẹp thì lựa chọn những loại gỗ kém hơn, nhưng suy cho cùng việc thiết kế và thi công sao cho ra đúng chuẩn của nhà gỗ mới là điều quan trọng nhất.

Và để làm được điều đó mời các bạn tham khảo quy thức trong việc thiết kế và thi công một ngôi nhà gỗ.

1. Mái nhà.

Trong kiến trúc cổ thì mái nhà dốc thẳng đến gần diềm mái thì được đỡ bởi bảy, hệ mái tỉ lệ 2/3 so với chiều cao của ngôi nhà. Hệ thống đỡ mái hiên thường là bằng cây kẻ, hay bẩy.

Mái nhà có nhiều loại, do vậy hệ giàn mái cũng thay đổi để có chút khác biệt và phù hợp:

– Hình thức hai mái, hai đầu hồi bít đốc.

– Hình thức bốn mái, với hai mái phụ hai đầu hồi gọi là hai chái nhà. Mỗi chái nhà gồm có một hàng cột quân (có thể thêm một hàng cột hiên), các hàng cột này xoay vuông góc với các hàng cột trong các gian chính.

2. Cột trụ.

Cột là bộ phận chịu lực, có nhiệm vụ nâng đỡ cả ngôi nhà, thường cột được làm bằng các loại gỗ tốt, có khả năng chịu lực, chịu nén tốt. Cột thường mập và to phình ở giữa và trong một ngôi nhà thường có:
+ Cột cái: cột chính của nhà đặt ở hai đầu nhịp chính tạo chiều sâu cho gian giữa. Nối hai cột cái là câu đầu.
+ Cột quân hay cột con: cột phụ ngắn hơn cột cái, nằm ở đầu nhịp phụ hai bên nhịp chính. Khác biệt chiều cao của cột cái và cột con tạo ra độ dốc của mái nhà. Xà nách nối cột con với cột cái.
+ Cột hiên: nằm ở hiên nhà, phía trước, ngắn hơn cột con. Kẻ bảy nối cột con và cột hiên.

3. Bộ khung nhà, vì kèo.

Bộ khung nhà, vì kèo, xà toàn bộ được làm bằng gỗ: trong đó xà là các giằng ngang liên kết các cột lại với nhau, gồm các nhà nằm trong và ngoài khung nhà:

– Xà lòng, tức câu đầu hay chếnh: liên kết các cột cái của khung.
– Xà nách hay thuận: liên kết cột quân vào cột cái, trong khung.
Các loại xà nằm ngoài khung gồm có:
– Xà thượng liên kết đỉnh các cột cái; xà này song song với chiều dài của nhà.
– Xà hạ hay xà đại, liên kết các cột cái tại cao độ đỉnh cột quân, gần sát vị trí liên kết xà lòng, xà nách vào cột cái. Xà này cũng chạy song song với chiều dài của nhà.
– Xà tử thượng (xà trên của cột con): liên kết các cột quân của các khung ở bên trên.
– Xà tử hạ (xà dưới của cột con): liên kết các cột quân của các khung ở bên dưới, tại mức độ cao ngay trên hệ cửa bức bàn.
– Xà ngưỡng nối các cột quân ở vị trí ngưỡng cửa. Xà này đỡ hệ thống cửa bức bàn.
– Xà hiên liên kết các cột hiên của các khung.
– Thượng lương, còn gọi là đòn dông hay Xà nóc đặt trên đỉnh mái.

4. Chạm khắc.

Một phần không thể thiếu thể hiện được sự giá trị trong mỗi công trình nhà cổ đó chính là họa tiết được chạm khắc vô cùng tinh tế. Những thanh gỗ mộc mạc, vô tri vô giác dưới bàn tay khéo léo của người thợ đã trở lên sống động, có hồn đây chính là sự khác biệt giữa việc đục đẽo, chạm trổ bằng tay với việc dùng máy hiện đại. Các nhà đại gia cũng thường xuyên ” săn lùng” tìm kiếm những nghệ nhân có tiếng trong giới để thuê và sẵn sàng trả giá cao gấp 2-3 lần để có được một hệ cửa bức bàn, được chạm khắc tinh tế. 

Nghệ nhân tại làng nghề Hương Ngải – Thạch Thất.

Cần một đơn vị chuyên nghiệp để tư vấn thiết kế và thi công nhà gỗ kẻ truyền mời bạn liên hệ với chúng tôi – công ty TNHH Đồ Thờ Hải Mạnh với hơn 10 kinh nghiệm trong thiết kế và thi công nha go các công trình kiến trúc tâm linh đúng chuẩn quy thức.

Công ty kiến trúc – nội thất Đồ Thờ Hải Mạnh

VPTK: Số 63 đường 25m Thanh Liệt - Hà Nội – Việt Nam
Tel: 094.345.9934 – Hotline: 0913.870.861 (zalo/facebook/viber) (24/7)
Lịch làm việc: 8h30 – 17h30 từ T2 – T6, 8h30 – 12h30 T7
Website: Đồ Thờ Hải Mạnh.com.vn
Email: dothogiadinh.vn@gmail.com

 

Nguồn tin: vietnamarch.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Đồ thờ sơn son truyền thống

1. Đôi nét về sơn son thiếp vàng Sơn son thiếp vàng đã có từ lâu đời, trên thế giới rất nhiều quốc gia đã sử dụng để trang trí cung điện , nhà thờ , nhà chùa , hoàng cung. Cùng với sự phát triển và giao thương về kinh tế thế giới, ngày nay sơn son thiếp vàng được ứng dụng rộng rãi,...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về Đồ thờ Hải Mạnh?

Thống kê
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay3,284
  • Tháng hiện tại117,108
  • Tổng lượt truy cập6,760,597
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây