9 định luật lớn đang chi phối vận mệnh con người (P.1)</span>

Thứ hai - 23/07/2018 11:43
. Rất nhiều sự tình trên đời xảy ra tưởng chừng như ngẫu nhiên, nhưng nó lại tuân theo một số quy luật, đạo lý nhất định. Nếu như có thê

Rất nhiều sự tình trên đời xảy ra tưởng chừng như ngẫu nhiên, nhưng nó lại tuân theo một số quy luật, đạo lý nhất định. Nếu như có thể nắm vững được những định luật này thì có thể cải biến được vận mệnh.

vận mệnh, nhân qủa, đời người, định luật,

Một người nếu muốn cải mệnh của mình cho tốt hơn thì trước hết phải chú ý đến suy nghĩ của mình. (Ảnh: Dantri)

Phong thủy học đưa ra 9 định luật lớn có thể giải thích được những điều bí ẩn này. Một người nếu hiểu rõ được 9 định luật này có thể thuận theo mệnh mà sống, đồng thời cũng có thể cải thiện được vận mệnh của mình.

1. Định luật nhân quả

Trên đời này không có một sự tình nào là ngẫu nhiên xảy ra. Mỗi một việc xảy ra đều có nguyên nhân của nó. Đây được xem là định luật căn bản nhất của vũ trụ. Vận mệnh của con người cũng là tuân theo định luật này.

Từ xưa đến nay, các trường phái công nhận định luật này không chỉ có Phật giáo mà còn có Cơ đốc giáo… Triết học gia Hy Lạp cổ đại Socrates và nhà khoa học vĩ đại Newton cũng công nhận đây là định luật căn bản nhất của vũ trụ.

Suy nghĩ, lời nói và hành vi của con người đều được coi là “nhân” và sẽ sản sinh ra “quả” tương ứng. Nếu “nhân” tốt thì “quả” cũng tốt, nếu “nhân” xấu thì “quả” cũng xấu. Con người chỉ cần có suy nghĩ thì sẽ lập tức không ngừng gieo trồng ra một loại “nhân”. Cho nên, “thiện nhân” hay “ác nhân” là do bản thân mỗi người quyết định.

Bởi vậy, một người nếu muốn cải mệnh thì trước hết phải chú ý đến suy nghĩ của mình. Bởi vì, tâm niệm một khi khởi lên thì sẽ dẫn phát ra lời nói và hành vi tương ứng. Từ hành vi và lời nói ấy sẽ dẫn đến kết quả tương ứng.

2. Định luật hấp dẫn

Tâm niệm (tư tưởng, suy nghĩ) của con người và hiện thực là luôn hấp dẫn lẫn nhau. Ví như, một người luôn tràn đầy ý niệm rằng đường đời là nhiều cạm bẫy, bước ra cửa sợ ngã, đi xe sợ tai nạn giao thông, kết giao bạn bè sợ bị lừa gạt, thì người này sẽ có nguy cơ rất cao là gặp phải những sự cố phiền phức ấy trong cuộc sống hiện thực. Họ chỉ hơi lơ đễnh, không cẩn thận thì liền rước họa vào thân.

Trái lại, một người luôn có suy nghĩ vui tươi, vô tư chính trực, nghĩa khí khi kết giao bạn bè thì họ sẽ dễ dàng có được những người bạn cũng có tính cách như vậy hơn so với những người không có suy nghĩ này.

Tại sao lại như vậy? Đó là bởi vì con người đều là dùng con mắt “lựa chọn” để nhìn thế giới. Người ta chỉ nhìn đến, chú ý đến những con người, sự vật mà mình tin tưởng, đối với những sự vật mà bản thân không tin tưởng, người ta sẽ có thiên hướng không chú ý đến, thậm chí là “nhìn thấy mà làm như không nhìn thấy”.

Cho nên, những điều xảy ra trong hiện thực của một người là do tâm niệm của người ấy hấp dẫn mà đến. Những điều này con người cũng không khó để phát hiện ra.

Tâm niệm của một người là tiêu cực, xấu xa thì hoàn cảnh thực tế mà người ấy gặp phải cũng sẽ tương tự. Ngược lại, tâm niệm của một người là lương thiện, là tích cực thì hoàn cảnh thực tế của người ấy cũng sẽ như vậy.

Một người nếu có thể kiểm soát được tâm niệm (suy nghĩ) của mình, khiến nó luôn lương thiện, tích cực thì cái năng lượng mà tâm niệm ấy phát ra sẽ có thể hấp dẫn được người, sự việc, sự vật có cùng đặc tính đến. Cho nên, kiểm soát được tâm niệm (tư tưởng, ý nghĩ) của bản thân sẽ có thể cải thiện được vận mệnh của mình.

3. Định luật tin tưởng

vận mệnh, nhân qủa, đời người, định luật,

Trên đời này không có một sự tình nào là ngẫu nhiên xảy ra. Mỗi một việc xảy ra đều có nguyên nhân của nó. (Ảnh: Pinterest)

Một người nếu thực sự tin tưởng thâm sâu rằng một việc nào đó chắc chắn sẽ xảy ra thì không quản việc ấy là thiện hay ác, tốt hay xấu đều sẽ xảy ra đối với người ấy.

Ví dụ, một người đang ốm đau, nếu có niềm tin chắc chắn rằng ngay ngày mai mình sẽ có sự chuyển biến tốt thì nhất định điều ấy sẽ xảy ra. Trái lại, một người đang ốm đau bệnh tật, trong tâm luôn nghĩ rằng thời gian của mình không còn lâu nữa thì người ấy sẽ rất nhanh đi đến cái chết.

Cho nên, dùng tín niệm tốt thay thế những tín niệm không tốt là nguyên tắc để cải tạo vận mệnh. Bởi vậy, người ta nói rằng, tín niệm tốt, tích cực chính là có một loại phúc. Một người muốn có thêm phúc báo thì phải lập được niềm tin tốt.

4. Định luật buông lỏng

Con người, chỉ khi ở trong tình huống buông lỏng tâm thái thì mới có thể đạt được thành quả tốt nhất. Một người có tâm thái nôn nóng, luống cuống, nóng nảy… đều sẽ đem đến kết quả không tốt.

Vậy tâm thái nào là tốt nhất? Đó chính là càng thanh khiết, không có niệm càng tốt. Một người nếu có thể đặt mục tiêu muốn đạt được những điều lý tưởng trong nhân cách, cảnh giới, các mối quan hệ và cuộc sống trong suy nghĩ, rồi buông lỏng tâm thái, tinh tấn cố gắng, làm những điều nên làm, không nghĩ đến kết quả thì những điều ấy sẽ nhanh đến.

Trái lại, nếu người ấy càng nôn nóng nhìn thấy kết quả đạt được bao nhiêu thì sẽ càng không thể đạt được kết quả lý tưởng bấy nhiêu, thậm chí còn nhận được kết quả ngược lại.

Ví dụ: Vào một đêm nóng bức đột nhiên mất điện, mọi người nằm trên giường đổ mồ hôi đầm đìa, trằn trọc không thể ngủ được, trong đầu luôn nghĩ lúc nào mới có điện, kết quả lại thấy điện như thể là “cố tình” không đến. Hơn nữa, khi con người càng bực bội thì thân thể lại càng bức bối hơn. Nhưng nếu người ấy quên đi, nằm yên tĩnh thì sẽ cảm thấy mát hơn và dường như “điện” cũng sẽ đến nhanh hơn.

Tại sao lại như vậy? Đó không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, cũng không phải là mê tín. Đó là định luật “buông lỏng”. Trong “Liễu Phàm tứ huấn”, thiền sư Vân Cốc muốn Liễu Phàm tiên sinh niệm chú Chuẩn đề phải đạt đến mức “vô niệm, vô nghĩ”. Đó chính là đạo lý này.

Cái gọi là “vô niệm, vô nghĩ” ấy kỳ thực cũng không phải là nhất nhất rằng trong đầu não không có ý nghĩ gì hết, mà là dù có ý nghĩ nhưng cũng không để tâm, cũng có nghĩa là “không lưu luyến vào đó mà sinh ra tâm này”. Để đạt được điều đó, đòi hỏi người ấy phải tu dưỡng thâm sâu. Khi đạt được điều ấy rồi thì vận mệnh, hoàn cảnh xung quanh của người ấy cũng sẽ được cải biến.

(Còn tiếp…)

Theo Trithucvn

Nguồn tin: tinhhoa.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Đồ thờ sơn son truyền thống

1. Đôi nét về sơn son thiếp vàng Sơn son thiếp vàng đã có từ lâu đời, trên thế giới rất nhiều quốc gia đã sử dụng để trang trí cung điện , nhà thờ , nhà chùa , hoàng cung. Cùng với sự phát triển và giao thương về kinh tế thế giới, ngày nay sơn son thiếp vàng được ứng dụng rộng rãi,...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về Đồ thờ Hải Mạnh?

Thống kê
  • Đang truy cập39
  • Hôm nay526
  • Tháng hiện tại149,330
  • Tổng lượt truy cập5,371,776
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây