Xé kinh Phật bị quả báo si khờ
Tỉnh Hiệp Tây có một ông họ Đậu, sinh được đứa con trai đặt tên là Đậu Phương. Phương rất thông minh, sách vở chỉ liếc mắt qua là thuộc, nhưng đáng tiếc là có tính kiêu ngạo khác thường, không coi ai ra gì, lại luôn chống đối phụ thân. Hễ Đậu lão bảo trắng thì Phương bảo đen, bảo đi Đông thì Phương đi Tây. Phương thường gọi phụ thân là lão ngoan cố, cổ hủ không theo kịp thời đại. Đậu lão đối với đứa con ngỗ nghịch không sao dạy dỗ được chỉ lắc đầu than thở. Một hôm bảo con :
– Đạo hiếu cốt yếu là vâng lời cha mẹ, nay ta bảo gì con cũng không nghe sao gọi là có hiếu?
– Thời đại đã thay đổi, nay bảo con phải nghe lời lão ngoan cố chẳng là đi ngược lại thời đại sao?
Đậu lão chán nản từ đó mặc kệ không nghe, không nói gì nữa, để cho Đậu Phương toàn quyền xử lý. Họ hàng có chuyện thương lượng đều do Đậu Phương quyết định. Do đó mọi người chỉ biết Đậu Phương, chẳng ai để ý gì đến Đậu lão nữa. Đậu Phương có một người chị đã đi lấy chồng, nhưng nhà chồng rất nghèo, về nhà mẹ mong được giúp đỡ. Đậu lão thương con bảo Đậu Phương giúp đỡ.
Thế nhưng Đậu Phương đối với chị ruột hầu như chẳng có chút tình cảm nào, nhất định không giúp, mặc cho chị đói rách. Một hôm Đậu Phương theo bạn đến Báo Ân Tự chơi, thấy chùa có quyển “Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện Kinh” trong có ghi chuyện Quang Mục cứu mẹ bèn bình luận:
– Chết là hết chuyện làm gì có linh hồn với địa ngục; hơn nữa mẹ Quang Mục chỉ là lúc sống ăn thịt, cá, không coi trọng Tăng, Ni, có tội lớn lao gì mà phải đọa dưới 18 tầng địa ngục, chỉ nói bậy không à!
Nói rồi xé nát quyển kinh. Lúc đó cảm thấy hơi mệt bèn mượn một phòng để ngủ trưa. Khi ngủ thấy đến một tịnh xá, có một đồng tử ra mời vào:
– Bồ Tát mời ông vào.
Khi vào thấy Bồ Tát Địa Tạng, tay cầm gậy giống hệt như tượng trong chùa, dạy rằng:
– Quang Mục cứu mẹ là chuyện thật, được chép trong kinh. Lời Phật là thật không dối. Ngươi xé kinh Phật là tội đại bất kính. Quang Mục cứu mẹ là đại hiếu, còn ngươi không nghe lời phụ thân là đại bất hiếu. Ngươi vừa bất kính vừa bất hiếu há đáng làm người sao ? Nếu không chịu sám hối, sửa đổi e rằng ác báo sẽ khó tránh.
Bồ Tát từ bi khuyên dạy, nhưng Đậu Phương nghiệp ác quá nặng không tỏ lòng sám hối. Ít lâu sau trở nên si khờ, phải có 2 người săn sóc cho ăn uống. No, đói cũng không tự biết, lúc khóc, lúc cười. Một người thông minh lanh lợi, bỗng chốc trở thành si khờ há chẳng là do ác báo sao?
Đốt kinh sách nhà Phật bị giảm phúc thọ, chết sớm
Theo sử sách ghi lại, vào triều đại nhà Minh, ở phía tây huyện Vũ Công có một ngôi chùa cổ. Trong ngôi chùa ấy có nhiều kinh sách đã bị cũ nát.
Khang Đối Sơn là một thư sinh trẻ tuổi, hàng ngày đều lên ngôi chùa đọc sách cùng năm người bạn khác. Lúc trời giá rét, bốn người bạn của Khang Đối Sơn đã lấy kinh sách cũ kia ra đốt để sưởi ấm. Một người trong số họ còn lấy kinh sách để đun nước rửa mặt. Khang Đối Sơn trong lòng oán trách các bạn có hành vi bất kính đối với kinh sách, nhưng không nói ra.
Vào ban đêm, Khang Đối Sơn nằm mơ thấy ba vị quan khai mở công đường, phẫn nộ với những người đã đốt kinh sách. Họ quyết định sẽ giảm trừ phúc thọ của những người đã đốt sách, người đốt sách nấu nước sẽ không đỗ trong kỳ thi sắp tới.
Cuối cùng, một vị chỉ về phía Khang Đối Sơn và nói: “Ngươi vì sao không khuyên can họ?”
Khang Đối Sơn nói:“Trong lòng tôi biết rõ họ làm như vậy là không đúng, nhưng tôi tuổi còn nhỏ không dám nói lời khuyên can”.
Vị quan viên lại nói: “Một câu khuyên can có thể giúp năm người tránh được tội nghiệp. Tạm thời không truy cứu lỗi lầm của ngươi nữa!”
Khang Đối Sơn bừng tỉnh, lập tức ghi lại hết những tình tiết trong giấc mộng vào bìa sau của quyển vở. Không lâu sau, cả gia đình của bốn người đốt kinh sách đều bị mắc dịch bệnh chết hết. Người bạn của Khang Đối Sơn lấy kinh sách đun nước rửa mặt dù thi nhiều lần nhưng đều không đỗ.
>>> Câu chuyện có thật: Quả báo nhãn tiền vì hủy hoại tượng Phật
Hồng Liên (t/h)
Nguồn tin: tinhhoa.net
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Nhà gỗ là sản phẩm đỉnh cao nhất của nghề mộc. Dựng một ngôi nhà gỗ không chỉ đòi hỏi kỹ thuật mộc, điêu khắc, mà còn cả kinh nghiệm đúc kết của bao đời thợ. Nói đến nghề mộc, không thể phủ nhận danh tiếng của những thợ mộc Thành Nam, vốn làm ra những sản phẩm vững chắc vượt thời gian mà không cần...