Phỉ báng Thần Phật lập tức rơi xuống địa ngục, Phật Pháp uy nghiêm không thể khinh nhờn</span>

Thứ hai - 23/07/2018 11:19
. Người bất kính với Thần Phật thì tội lỗi vô cùng to lớn, sẽ gặp báo ứng cực kỳ nặng nề. Trên đường đi Tây Thiên thỉnh kinh, Đường Tăng tuy chỉ nhìn thấy t

Người bất kính với Thần Phật thì tội lỗi vô cùng to lớn, sẽ gặp báo ứng cực kỳ nặng nề. Trên đường đi Tây Thiên thỉnh kinh, Đường Tăng tuy chỉ nhìn thấy tàn tích báo ứng lưu lại nhưng vẫn chứng kiến Phật Pháp uy nghiêm vô cùng.

xuống địa ngục, phỉ báng thần phật, báo ứng,

Phật Pháp uy nghiêm vô cùng không ai có thể khinh nhờn.

Nhiều người biết đến chuyện Đường Tăng đi Tây Thiên (Ấn Độ) thỉnh kinh qua bộ phim “Tây du kí” và cho rằng đây là tiểu thuyết hư cấu, nhưng thực tế chuyến Tây du là một sự kiện có thật trong lịch sử. Và ngài pháp sư Đường Huyền Trang đã ghi lại hành trình thỉnh kinh của mình, trong đó có câu chuyện sau.

Khi đi qua xứ Malwa, nay thuộc miền Tây Trung Ấn Độ, Đường Tăng đã nhìn thấy một hố sụp lớn. Tại nơi đây, vào mùa Hè và mùa Thu mưa rơi không ngừng, nhưng bất luận trời mưa lớn đến đâu thì trong hố cũng không tích lại giọt nước nào. Một cụ già cho biết đây là nơi một quý tộc Bà La Môn rơi xuống địa ngục vì khinh nhờn Thần Phật.

Trong quá khứ, nơi đây có một vị quý tộc Bà La Môn vì có học thức uyên bác, đọc rất nhiều sách nên được nhiều người tôn kính, thu nhận hơn nghìn đệ tử. Dần dần người này sinh lòng ngạo mạn, tự cho mình hơn cả thánh hiền, Thần Phật, thường chửi bới Phật Pháp để chứng tỏ bản thân. Vị quý tộc này thậm chí còn sai người làm ra một cái ghế lớn, dưới chân điêu khắc nhiều vị Thánh Thần trên trời, Phật Đà… Sau đó ông ta ngồi trên chiếc ghế đó bôi nhọ Thần Phật, tuyên dương luận điệu hoang đường của mình.

Lúc đó có một vị cao tăng tên Bhadraruci (Hiền Ái), ngài nổi tiếng với đạo phong thuần chính, giữ nghiêm giới luật, biết đủ, vô dục vô cầu. Sau khi nghe về sự cuồng vọng của quý tộc Bà La Môn kia, ngài đã lặn lội đường xa đến xứ Malwa để tranh luận đúng sai, yêu cầu người này ngừng gây tội nghiệt khi nói xấu Thần Phật.

Trong cuộc biện luận dưới sự chủ trì của Quốc vương Malwa, Bhadraruci dùng pháp lý đoan chính minh bạch khiến vị quý tộc đuối lý, đành phải cúi đầu nhận thua. Quốc vương nói với Quý tộc Bà La Môn: “Từ trước tới nay, ngươi được hư danh, lừa gạt quân vương, mê hoặc dân chúng, theo luật đáng bị chém đầu“.

Bhadraruci sinh lòng từ bi, khẩn cầu quốc vương: “Đại vương nhân ái giáo hóa đến nơi xa, ngài nên lấy tâm nhân ái đê khoan dung cho sai lầm của ông ta, thỉnh cầu ngài tha cho ông ta“.

Nghe vậy, Quốc vường liền miễn tội chết cho quý tộc Bà La Môn kia, chỉ bắt ông ta cưỡi lừa đi khắp thành tuyên cáo cho mọi người biết ông sai lầm. Thế nhưng quý tộc này không những không biết cảm ơn mà con cho rằng bản thân đang chịu nhục, liền tức giận hộc máu.

Bhadraruci có lòng tốt đến thăm, khuyên người này cải tà quy chính, không ngờ quý tộc Bà La Môn lại mắng chửi Phật Pháp, càng mắng càng thậm tệ, miệng toàn nói lời xằng xiên vũ nhục Phật Đà và thánh nhân, thậm chí sau đó người này còn như nổi điên, muốn nhảy xuống giường đánh Bhadraruci.

xuống địa ngục, phỉ báng thần phật, báo ứng,

Cao tăng không khuyên nhủ được đành phải rời đi. Khi Bhadraruci vừa rời khỏi, mặt đất liền nứt ra, nuốt chửng cả quý tộc kia lẫn nơi ở của ông ta. Mọi người đều cho rằng quý tộc Bà La Môn đã xúc phạm thiên thượng nên bị thần linh đày xuống địa ngục. Tuy cao tăng Bhadraruci có tâm địa bồ tát nhưng cũng không cứu được người phạm tội nghiệt lớn đến thế. Cái hố sâu không đáy kia là minh chứng cảnh tỉnh con người thế gian.

Bhadraruci sau đó tu thành chính quả, trở thành vị tôn giả thứ 31 trong 500 La Hán, danh hiệu là Phá tà thần thông tôn giả.

Thông thường người phạm tội sau khi chết mới rơi vào địa ngục. Nhưng những người dám phạm tội phỉ báng Phật thì tội lỗi vô cùng to lớn. Theo mỗi câu nhục mạ thì đồng thời linh hồn của người ấy đã rơi xuống địa ngục rồi, thậm chí đó là địa ngục khủng khiếp nhất, ngục Vô Gián. Trong địa ngục Vô Gián này, kẻ phạm tội bị trừng phạt không ngừng nghỉ, hoàn trả tội nghiệp vô cùng thống khổ, trong vòng hủy diệt ấy vĩnh viễn không còn cơ hội chuyển sinh lần nào nữa.

xuống địa ngục, phỉ báng thần phật, báo ứng,

Người bị đày xuống địa ngục Vô Gián bị trừng phạt không ngừng nghỉ, hoàn trả tội nghiệp vô cùng thống khổ.

Quý tộc Bà La Môn này phỉ báng Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Pháp nên bị rơi xuống địa ngục đúng là gieo gió gặt bão. Tuy Huyền Trang không chứng kiến sự việc mà chỉ nhìn thấy hố sâu, nhưng Phật Pháp uy nghiêm vẫn như triển hiện trước mắt ông.

Khi đạo đức của nhân loại đã bại hoại, sẽ có Thần Phật giáng trần cứu độ con người, cứu vớt chúng sinh. Trong thời kỳ mà Thần Phật đang ở thế gian truyền chính Pháp có thể gặp những thế lực tà ác cản trở và phỉ báng. Song, tà không thể thắng chính, ấy chính là luật Trời. Những kẻ đánh đập và sỉ nhục người lương thiện thì cuối cùng chỉ có thể tự mình gánh chịu ác quả mà thôi!

(Tư liệu: Đại Đường Tây Vức Ký)

>> Phỉ báng người khác, Phật Thích Ca Mâu Ni cũng phải chịu báo ứng

Tú Văn, theo Sound Of Hope

Nguồn tin: tinhhoa.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Xây dựng nhà gỗ

Nhà gỗ là sản phẩm đỉnh cao nhất của nghề mộc. Dựng một ngôi nhà gỗ không chỉ đòi hỏi kỹ thuật mộc, điêu khắc, mà còn cả kinh nghiệm đúc kết của bao đời thợ. Nói đến nghề mộc, không thể phủ nhận danh tiếng của những thợ mộc Thành Nam, vốn làm ra những sản phẩm vững chắc vượt thời gian mà không cần...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về Đồ thờ Hải Mạnh?

Thống kê
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay2,689
  • Tháng hiện tại59,100
  • Tổng lượt truy cập6,268,067
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây