Vào cuối tháng 5/2006, tôi đến Lệ Giang và Shangri-La với một vài người bạn. Từ Trung Điện tại Shangri-La, chúng tôi khởi hành sớm đến huyện Đức Khâm, và ăn sáng tại thị trấn trung tâm Bôn Tử Lan trên con đường Trà – Mã cổ, cách đó không xa là Vịnh Mặt trăng. Đi thẳng thêm một đoạn nữa là đến chùa Đông Trúc Lâm, đây là một trong tám ngôi chùa lớn thuộc phái Tạng truyền Cách Lỗ (Gelugpa).
Chùa Đông Trúc Lâm được xây dựng vào năm Khang Hy thời nhà Thanh (năm 1667), ban đầu có tên là “Xung Xung Thố Cương Tự”, có nghĩa là ngôi chùa bên bờ hồ Tiên Hạc, vốn được xây dựng làm tu viện cho phái Kagyu. Trong thời Cách mạng Văn hóa, ngôi chùa này đã bị phá hủy, đến năm 1985 thì được xây dựng lại.
Chúng tôi rẽ xuống cao tốc Điền Tạng, những nhà sư ở gần tu viện đã dùng bột màu trắng để vẽ ranh giới bằng những hình hoa văn trên mặt đất, và xe của chúng tôi không thể tiếp tục di chuyển về phía trước được. Tài xế của chúng tôi là một tín đồ Phật giáo người Tây Tạng, sau khi tài xế thương lượng với các vị Lạt Ma xong, thì chúng tôi đã được phép vào đó tham quan.
Bên trong ngôi chùa rất sạch sẽ, không có du khách nào khác cả, các nhà sư mặc áo choàng tím đỏ, có vài vị thì nghỉ ngơi, vài vị thì di chuyển, trông có vẻ độ tuổi trải từ mười mấy đến bốn mươi tuổi. Nơi đây ít sự thương mại hóa hơn so với các ngôi chùa khác, vì ở đây không thu vé vào cửa, cũng không bán quà lưu niệm. Có nhiều người cùng đến dâng hương, các nhà sư nói rằng hương ở đây không được định giá rõ ràng, tiền hương cứ tùy theo hoàn cảnh cá nhân của mỗi người là được rồi.
Bỗng nhiên các nhà sư đến tụ tập trong sân càng ngày càng nhiều, họ đều đội nón, nối tiếp nhau bước vào đại sảnh, rồi sau đó rèm cửa được buông xuống, tiếng tụng kinh từ trong vang ra. Chúng ta đều tò mò và rất muốn xem pháp sự đang được thực hành bên trong đó. Nhờ sự giúp đỡ của tài xế, cuối cùng chúng tôi đã được phép tiến vào đại điện, nhưng mọi việc phải hết sức cẩn thận nghe theo tài xế.
>>> Nhìn lại những bức tranh Thangka, nơi lưu giữ bản sắc vùng đất thiêng Tây Tạng
Chúng tôi cởi giày và bước vào đại điện, bên trong này hơi lạnh, không có ánh sáng, khiến cho ai nấy đều cảm thấy vô cùng trang nghiêm. Các nhà sư ngồi vây quanh 4 phía đại điện và hướng về chính giữa, vị trí cao thấp đều khác nhau, ngồi ở vành ngoài là vị trí thấp nhất, ngồi ở giữa sảnh là vị trí tương đối cao, ngồi ở vị trí cao nhất là vị Đạt Lai Lạt Ma hiện tại của chùa Đông Trúc Lâm, ngài chỉ có sáu tuổi.
Người tài xế Tây Tạng là một Phật tử đã thọ giới, anh rất kính đạo, trước mỗi tượng Phật, anh đều dâng kinh, vái lạy, dâng tiền hương. Anh cũng đưa cho chúng tôi một cái đèn bơ, và nói rằng nó có thể phù hộ bình an cho gia đình. Đột nhiên, tiếng trống vang lên, và tiếng tụng kinh của các nhà sư cũng thay đổi, lúc cao lúc thấp. Nhiều nhà sư trẻ tuổi đã nhanh chóng rời khỏi sảnh, một lúc sau thì họ mang vào một cái thùng lớn, rồi bắt đầu phân phát các phần cơm cho từng nhà sư.
Thức ăn của các tăng nhân rất đơn giản, gần như chỉ là bắp cải và cơm, mỗi nhà sư chỉ múc một muỗng cơm và ăn trong túi nhựa. Vị Đạt Lai Lạt Ma ăn giống như họ, nhìn ngài nói chuyện với các vị Lạt Ma trông không hề giống với một đứa trẻ sáu tuổi, đó là cảm giác rất trầm tĩnh.
Chúng tôi đi ra khỏi đại điện và đang chuẩn bị rời đi, thì một vị Lạt Ma đã chủ động muốn dẫn chúng tôi đi tham quan ngôi chùa của họ, chúng tôi đã may mắn được nhìn thấy nhiều báu vật của ngôi chùa này. Tại lối vào sảnh phụ có một bức tranh treo tường thể hiện lục đạo luân hồi rất tinh xảo, miêu tả cuộc sống và cái chết của tất cả chúng sinh trong sáu cõi.
Tầng thứ hai là nơi lưu giữ Kim thân của Đạt Lai Lạt Ma, tương truyền rằng đây là hang động mà vị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5 của chùa đã bước vào trước khi ngài viên tịch, sau này khi các nhà sư tìm thấy, thì ngoại trừ mắt đã không còn thì các phần khác của cơ thể vị Đạt Lai Lạt Ma đều không thay đổi. Các nhà sư đã phủ bột vàng lên để giữ gìn thân thể của ngài. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, các nhà sư và người dân Tây Tạng tại đây đã giấu kim thân của ngài trong hang động cho nên mới có thể bảo tồn đến ngày nay.
Một nơi khác cũng khiến cho các nhà sư cảm thấy tự hào là Đàn Thành (Mandala) làm bằng vàng nguyên chất, tương truyền rằng, ngoại trừ cung điện Potala ra thì đó là nơi độc nhất vô nhị trên thế giới. Ngôi chùa cũng cất giữ rất nhiều tượng Phật bao gồm Phật Di Lặc mạ vàng, tượng Bạch Độ Mẫu, tượng Tam Thế Chư Phật, tượng Văn Thù Bồ Tát, và các Thangka (những bức tranh tôn giáo dạng liễn treo có màu), các tượng Diêm La Vương, những bức tranh vẽ trên tường và những vật báu khác.
Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên nhất là bức tượng Thích Ca Mâu Ni được đặt ở giữa tầng 3, đây là bức tượng được một vị sư người Ấn Độ dâng tặng, nơi giữa hai mày và trên ngực đều được khảm kim cương. Vị Lạt Ma cho biết rằng bức tượng Phật này rất kì diệu, nếu người nào có “Phật duyên”, thì sẽ nhìn thấy tượng Phật đang cười, và viên kim cương ở giữa hai hàng lông mày cũng sẽ tỏa sáng rực rỡ.
Tất cả chúng tôi đều cảm thấy rằng bức tượng Phật trông có vẻ đang nở một nụ cười hiền từ, thế là chúng tôi bắt đầu đứng ở những vị trí khác nhau và hy vọng sẽ thấy những viên kim cương tỏa sáng. Có lẽ là do vị trí, nên chúng tôi nhìn thấy viên kim cương này tỏa sáng dưới các ngọn đèn, vì vậy mọi người đều thấy vô cùng hạnh phúc. Nhưng vị Lạt-ma dẫn chúng tôi tham quan đã nói rằng những gì mà chúng tôi thấy chỉ là sự phản chiếu ánh sáng của viên kim cương mà thôi, ông nói:
“Cho đến bây giờ, tôi biết rằng chỉ có một người khi đến đây thì viên kim cương trên tượng Phật tổ sẽ tỏa sáng thôi, chính là đại sư Lý Hồng Chí. Khi ông ấy đến, viên kim cương bỗng tỏa sáng rực rỡ như một tia sáng của ánh đèn chói rọi vậy, nó đã sáng rất lâu. Có người đã lấy máy ảnh định chụp hình lại, nhưng ánh sáng đó lại từ trán đi vào miệng của tượng Phật, rồi không còn sáng nữa”.
Chuyến đi đến chùa Đông Trúc Lâm này đã giúp cho tâm trạng của chúng tôi trở nên yên bình hơn, yên tĩnh hơn và ít áp lực hơn. Các vị Lạt Ma trong chùa đều rất giản dị và thân thiện, cuộc sống vật chất của họ khá đơn giản, nhưng tâm thái của họ rất phong phú giàu có, và nụ cười thân thiện cứ tự nhiên mà tỏa ra.
Ra khỏi chùa Đông Trúc Lâm, thời tiết cũng đã trong lành, những ngọn núi phủ đầy tuyết dưới bầu trời xanh mây trắng hiện ra vô cùng nguy nga tráng lệ.
Tuệ Tâm, theo Secretchina
Nguồn tin: tinhhoa.net
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
1. Đôi nét về sơn son thiếp vàng Sơn son thiếp vàng đã có từ lâu đời, trên thế giới rất nhiều quốc gia đã sử dụng để trang trí cung điện , nhà thờ , nhà chùa , hoàng cung. Cùng với sự phát triển và giao thương về kinh tế thế giới, ngày nay sơn son thiếp vàng được ứng dụng rộng rãi,...