Những Thần tích được truyền tụng trong chiều dài lịch sử Thiên Chúa giáo</span>

Thứ hai - 23/07/2018 11:09
. Thông qua những truyền thuyết xưa, rất nhiều “Thần tích” được lưu lại cho đến ngày nay, dù tin hay không thì các nhà khoa học cũng không thể dùng tư tưởng

Thông qua những truyền thuyết xưa, rất nhiều “Thần tích” được lưu lại cho đến ngày nay, dù tin hay không thì các nhà khoa học cũng không thể dùng tư tưởng con người để lý giải nổi những hiện tượng siêu nhiên này.

tôn giáo, tín ngưỡng, tín đồ, Thiên Chúa, Thần tích, phép lạ, mầu nhiệm,

Những Thần tích được truyền tụng trong chiều dài lịch sử Thiên Chúa giáo. (Ảnh: t/h)

“Thần tích” là một yếu tố thường xuyên xuất hiện trong các giáo lý của Thiên chúa giáo. Theo các tín đồ của tôn giáo này thì đó là vì Đức Chúa Trời muốn con người có tín tâm hơn vào sự tồn tại của Thần và cũng là cách để giáo hóa con người. Trong thực tế, đối với những tu sĩ trong Kitô giáo thì một thần tích sẽ không thực sự là thần tích nếu nó không giúp chứng thực cho những lời giảng trong giáo lý của Thiên Chúa giáo.

Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi trong suốt lịch sử của Thiên chúa giáo, có vô số những câu chuyện kỳ diệu về Chúa Jesus, các tông đồ của Ngài và cả một số vật phẩm linh thiêng có liên quan đến những nhân vật siêu phàm này.

Kể từ sau thời Chúa Jesus truyền đạo, có rất nhiều chứng tích được cho là đã xuất hiện và được giấu kín cho đến khi được các tín đồ Thiên Chúa giáo phát hiện một cách thần kỳ.

Hãy bỏ qua những nghi ngờ xung quanh các hiện vật linh thiêng đó, dưới đây là 5 chứng tích có liên quan đến Thiên Chúa giáo được cho là có mang sức mạnh siêu nhiên và vô cùng kỳ diệu.

1. Hình ảnh Đức mẹ Guadalupe

tôn giáo, tín ngưỡng, tín đồ, Thiên Chúa, Thần tích, phép lạ, mầu nhiệm,

Đức Mẹ Guadalupe triển hiện với một người đàn ông. (Ảnh qua i.pinimg)

Hình ảnh Đức Mẹ Guadalupe là chủ đề của nhiều nghiên cứu kỹ thuật kể từ năm 1751 cũng như nhiều đánh giá khoa học mở rộng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, chứng tích này vẫn đang tiếp tục gây khó khăn cho giới khoa học.

Mọi chuyện bắt đầu vào buổi sáng sớm ngày 9/12/1531, người nông dân tên là Juan Diego trong khi đi bộ từ ngôi làng của mình đến thành phố Mexico thì thấy trên sườn đồi Tepeyac có một cô gái chừng mười lăm mười sáu tuổi, được bao quanh bởi ánh sáng hào quang. Cô gái nói chuyện với Juan Diego bằng tiếng Nahuatl địa phương, và bảo ông đi nói với Giám mục rằng cần xây một nhà thờ ngay tại nơi đó. Từ những lời nói của cô gái, Juan Diego nhận ra đó chính là Đức Mẹ Maria. Diego đã kể lại câu chuyện của mình với Tổng Giám mục người Tây Ban Nha, Fray Juan de Zumárraga, người đã yêu cầu Diego quay trở lại đồi Tepeyac để nói với người phụ nữ lạ là ông cần một cái gì đó để chứng minh cho lời nói của cô.

Dấu hiệu đầu tiên đó là cô gái đã chữa lành bệnh tật cho người chú của Diego. Đức Trinh Nữ còn bảo với Juan Diego hãy leo lên đồi Tepeyac và hái những bông hồng. Mặc dù lúc đó đang là tháng 12, đã rất muộn so với mùa hoa nở nhưng Juan Diego đã tìm thấy những bông hoa hồng Castilian trên đỉnh đồi cằn cỗi. Đức Trinh Nữ bảo ông sắp xếp những bông hồng vào trong chiếc áo choàng tilma dệt bằng sợi xương rồng của mình. Điều kỳ lạ đã xảy ra khi Juan Diego mở chiếc áo choàng vào 3 ngày sau. Trước sự chứng kiến của Giám mục Zumárraga, những bông hoa rơi xuống sàn nhà để lại hình ảnh Đức Trinh Nữ Guadalupe được in trên vải một cách kỳ diệu.

Trong gần 500 năm tồn tại, bức ảnh Đức Mẹ Guadalupe cho đến nay vẫn tiếp tục được xem là một bí ẩn đáng kinh ngạc. Theo một số chuyên gia, hiện vật này sở hữu nhiều đặc điểm mà khoa học không thể mô phỏng được. Nhiều bản sao đã được người ta dựng lên nhưng chúng lại trở nên xuống cấp sau một thời gian ngắn, trong khi bản gốc vẫn tồn tại ở trạng thái hoàn hảo.

Năm 1971, một sự cố xảy ra khiến dung dịch axit amoniac tràn lên phần trên và bên phải bức vẽ. Mặc dù không được sửa chữa nhưng nó đã tự phục hồi như cũ. Năm 1921, một trái bom đã nổ ngay dưới chân bức vẽ khiến nhiều đồ vật bị phá hủy nhưng bức vẽ lại không bị hư hại gì.

Friz Hahn, giáo sư ở Mexico, lấy hai sợi chỉ từ tấm vải gửi cho Tiến sĩ Richard Kuhn, Khoa trưởng Phân khoa Hóa học Ðại Học Kaiser Wilhelm, sau khi nghiên cứu cùng với các giáo sư của phân khoa đã đi đến kết luận là màu sắc của các sợi chỉ không nằm trong danh sách những màu sắc mà họ đã biết và nghiên cứu.

2. Máu Thánh Januarius

tôn giáo, tín ngưỡng, tín đồ, Thiên Chúa, Thần tích, phép lạ, mầu nhiệm,

Lọ máu bí ẩn của thánh Januarius. (Ảnh qua i-ione.vnecdn)

Thánh Januarius là một giám mục ở Beneventum, Ý sống vào đầu thế kỷ IV. Ông mất trong cuộc đàn áp đẫm máu đối với các tín đồ Thiên Chúa giáo của vua La Mã Diocletian.

Người ta tin rằng Januarius được nhiều người tôn kính vì lòng nhân đức của ông, vì vậy Chúa đã tạo ra phép lạ làm cho máu ông luôn tươi và có đủ mọi đặc tính như khi còn sống. Truyền thuyết kể rằng có một giáo dân tên là Eusebia đã giữ lại máu của Januarius sau khi ông bị hành hình. Tuy nhiên mãi đến 17/8/1389, “thần tích” này mới chính thức được công nhận.

Chiếc lọ chứa máu của Thánh Januarius hiện được đặt trang nghiêm trong nhà thờ Naples. Lọ có thể tích khoảng 60ml, chứa một khối vật chất đặc khô chiếm nửa bình. Cứ đến các tháng 5, 9, 12, khi thực hiện nghi lễ truy tôn Thánh Januarius, chiếc lọ được đưa ra, xoay chuyển để “phép màu” xuất hiện: Khối vật chất ấy hóa lỏng ra, có khi ngay lập tức, có khi từ từ, vài giờ đến vài ngày… sau đó đông lại như cũ. Không những thế, một số hiện tượng khác cũng được ghi nhận như: sôi, sủi bọt, đổi màu từ đỏ thẫm sang đỏ hồng, thậm chí khi cân thấy tăng khối lượng. Có lúc khối ấy không hóa lỏng hết mà nổi thành viên nhỏ trên lớp chất lỏng.

Về việc khối vật chất ấy có thật sự là máu không, các nhà khoa học đã dùng máy đo quang phổ chiếu trực tiếp vào lọ. Kết quả cả hai lần thí nghiệm vào năm 1902 và 1989 đều xác nhận dấu vết của hemoglobin bên trong và có đầy đủ tính chất của máu người.

Ngoài ra còn một số hiện tượng khác gây khó hiểu cho các nhà khoa học. Thứ nhất, máu cần có một bề mặt nhám, xù xì để kết tụ lại thành cục, nhưng ở đây máu hóa lỏng rồi đông lại trong một chiếc lọ hoàn toàn trơn nhẵn. Thứ hai, cục máu đông khi đã vỡ thì không thể tái tạo lại được nếu không bổ sung các yếu tố làm tan máu. Thứ ba,”thần tích” này chỉ xuất hiện vào ba tháng nhất định trong năm và… ngay trước công chúng.

Những tín đồ Công giáo tin rằng hằng năm, nếu máu hóa lỏng là báo hiệu một năm an lành, còn nếu máu không lần nào hóa lỏng là điềm gở của thiên tai. Điển hình là năm 1527, máu đông không hóa lỏng và 10.000 người đã tử vong trong một trận dịch quái ác. Đến năm 1980, một lần nữa “thần tích” không xảy ra và 3.000 người đã thiệt mạng trong một trận động đất ở miền Nam nước Ý.

3. Chiếc Huy hiệu Màu nhiệm của Đức Mẹ Maria

tôn giáo, tín ngưỡng, tín đồ, Thiên Chúa, Thần tích, phép lạ, mầu nhiệm,

Mề Đan Huyền Nhiệm của Đức Mẹ. (Ảnh: wikimedia)

Hiện vật tiếp theo trong danh sách này là một chiếc huy chương kỳ diệu, còn được gọi là chiếc Huy hiệu Màu nhiệm của Đức Mẹ hay Đức Mẹ Ban Ơn.

Nguồn gốc của những chiếc huy hiệu này là vào một đêm tháng 7/1830, một nữ tu sĩ tên là Catarina Laboure đã được gặp Đức Mẹ Maria trong nhà nguyện ở Rue du Bac, Paris, Pháp. Khi đó Đức Trinh Nữ mặc chiếc áo choàng sắc hồng, cổ cao, tay áo đơn giản. Đầu Mẹ có khăn voan trắng bao phủ, xõa xuống vai và dài tới chân. Xung quanh khung hình xuất hiện dòng chữ: Ô Marie, conçue sans péché, priez pour nous qui avons recours à vous (Lạy Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội, xin cầu cho chúng con là kẻ tội lỗi chạy đến cùng Mẹ). Sau đó, khung hình bầu dục quay ngược lại và Catarina thấy một vòng tròn 12 ngôi sao, bên trong có một chữ “M” lớn, đè lên cây thập tự, với một thanh ngang dưới chân. Chữ “M” được hiểu là chữ viết tắt của danh thánh Maria.

Khi trở về Catarina kể lại với linh mục ở địa phương về những gì đã xảy ra, cô đề nghị đúc một mẫu hình về Đức Mẹ để những người đeo nó sẽ nhận được nhiều ân sủng. Lúc đầu, vị linh mục không tin Catharine nhưng sau hai năm tiếp xúc với Giám mục Pari và trình bày câu chuyện trên, vị linh mục tỏ ra có thiện cảm hơn với câu chuyện và mẫu hình “Đức Mẹ Ban Ơn” do Catarina cung cấp đã được sản xuất hàng loạt bởi thợ kim hoàn Adrien Vachette. Người ta tin rằng bất kỳ ai sở hữu chiếc huy hiệu này sẽ được thụ hưởng nhiều phước lành, đặc biệt là đeo nó trên cổ.

Về sau người dân Pháp rất mong muốn có được chiếc “Huy hiệu màu nhiệm” này. Và kể từ đó, các tín đồ Cơ đốc giáo khắp nơi trên thế giới vẫn thường đeo những chiếc Huy hiệu màu nhiệm của Đức Mẹ và nhận được sự ân sủng đặc biệt từ Thiên Chúa cho thân thể cũng như tinh thần.

4. Lưỡi giáo Longinus

tôn giáo, tín ngưỡng, tín đồ, Thiên Chúa, Thần tích, phép lạ, mầu nhiệm,

Theo truyền thuyết của Kitô giáo thì Lưỡi giáo Longinus là thanh giáo được một người lính có tên là Longinus sử dụng để hành quyết Chúa Jesus khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá. (Ảnh qua hubstatic)

Theo truyền thuyết của Kitô giáo thì Lưỡi giáo Longinus là thanh giáo được một người lính có tên là Longinus sử dụng để hành quyết Chúa Jesus khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá. Dưới đây là câu chuyện được kể của người lính La Mã này trong suốt quá trình bắt giữ, xét xử và hành hình Chúa Jesus:

Cách đây 2000 năm, vào một dịp Lễ Vượt qua của người Do Thái, chúa Giê su đã đến Jerusalem. Khi đó, thủ đô của người Do Thái đang nằm dưới quyền kiểm soát của quân đội La Mã.

Jerusalem phồn hoa, người người hân hoan trong dịp lễ quan trọng của dân tộc, nhưng các nhà cầm quyền thì không được như vậy. Họ cùng giáo hội Do Thái lo lắng, lo lắng vì sự xuất hiện của một người có tên Giê Su, vì ông được dân chúng hết lòng tôn kính, là người có những bài giảng cực kỳ sống động về thiên thượng cứ như Ông đã từng ở đó và người tên Giê Su đó cũng tự nhận mình là “người con của Thượng Đế”.

Các nhà lãnh đạo Do Thái giáo lo sợ mất quyền lợi, người La Mã lo sợ mất chính quyền, họ đã  hợp tác với nhau để bắt giữ Ông và vu cho Ông tội danh “phạm thượng”. Kỳ lạ thay dân chúng Jerusalem trước đó còn hân hoan chào đón người mang tên Giê Su đó nay lại thay đổi. Dưới sự kích động của giáo hội Do Thái, họ chửi rủa Ông, đồng thanh thét lớn rằng: “Giết nó đi! Giết nó đi! Đóng đinh nó vào cây thập tự đi!”

Tuy vậy, giữa những biến động kinh hoàng trong mùa Lễ Vượt Qua năm ấy, có một nhân vật đã theo dõi mọi chi tiết cùng thái độ thay đổi phủ phàng của đám đông. Người đó không ai khác mà chính là Longinus, người lính có nhiệm vụ hành quyết chúa Giê-Su. Thực ra Longinus đã nghe biết về Chúa Giê-Su đã được ba năm rồi.

Theo như sự điều tra của Longinus thì người tên Giê-Su rất khác với những người có âm mưu nổi loạn trước đó. Chẳng bao giờ nghe đến việc Ông xách động dân chúng, thậm chí Ông dường như đôi khi cố tình lẫn tránh đám đông. Mặc dầu vậy, đám đông vẫn thích bám theo Ông, để được nghe Ông giảng dạy. Chẳng bao giờ giảng về cách mạng, chẳng bao giờ nói về chuyện lật đổ người La-mã, mà Ông chỉ mang tình yêu thương tâm hồn của người nghe.

Ngày mà Chúa Giê-Su bị hành hình, khi lưỡi giáo đâm thẳng, lưỡi búa hạ xuống, thì thật lạ lùng, mặc dù cực kỳ đau đớn và quặn thắt, Ông vẫn giữ một thái độ im lặng và chững chạc không hề thay đổi. Longinus không tin nổi vào mắt mình và tai mình. Con người mang tên Giê-xu thậm chí còn đang xin Thượng Đế tha tội cho đám đông đang nhục mạ đòi đóng đinh Ông và đám lính đang thi hành trách nhiệm xử tử Ông? Con người không ai có thể quá độ lượng, quá tha thứ như vậy?

Giữa cảnh đất trời tan hoang, viên đại đội trưởng La-mã bỗng đứng nghiêm chỉnh, giở cái nón sắt ra, mắt ngấn lệ hướng lên thập tự, xác nhận với giọng nói run run đầy kính sợ và thương cảm: “Người này đúng là Con Thượng Đế!”

Về sau lưỡi giáo Longinus được lưu giữ tại Jerusalem cho đến khi thành phố này thất thủ trước người Ba Tư thì biến mất. Mãi đến năm 1098, trong cuộc Thập tự chinh lần thứ nhất, các hiệp sĩ Kitô giáo đã phát hiện nó ở Antioch, Thổ Nhĩ Kỳ. Theo truyền thuyết, bất cứ ai sở hữu lưỡi giáo này và khám phá được những bí mật của nó thì người đó sẽ có được quyền lực siêu nhiên để chinh phục toàn thế giới.

Ngọn giáo được các đời vua của Đế Quốc La Mã sử dụng như một biểu tượng của quyền lực và được lưu truyền qua từng thế hệ. Giáo Longinus còn được một số nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc trong lịch sử sử dụng như Theodosius, Charles Martel, Charlemagne và Frederick Barbarossa. Có một giả thuyết cho rằng Hitler đã từng sở hữu nó vào thời điểm mà ông giành được thắng lợi trong nhiều chiến dịch quân sự.

Hiện có nhiều nhà thờ ở châu Âu tuyên bố đang sở hữu ngọn giáo Longinus này, mặc dù chỉ có ngọn giáo đang được trưng bày tại Bảo tàng Hapsburg ở Vienna, Áo mới được xem là ngọn giáo thực sự trong truyền thuyết.

5. Chén Thánh

tôn giáo, tín ngưỡng, tín đồ, Thiên Chúa, Thần tích, phép lạ, mầu nhiệm,

Trong Kitô giáo, Chén Thánh là một cái chén, dĩa hoặc ly mà Chúa Giê-su sử dụng tại Bữa tối cuối cùng, trước khi bị bắt và bị hành hình ở Jerusalem. (Ảnh qua i.ytimg)

Trong Kitô giáo, Chén Thánh là một cái chén, dĩa hoặc ly mà Chúa Giê-su sử dụng tại Bữa tối cuối cùng, trước khi bị bắt và bị hành hình ở Jerusalem. Trong hai ngàn năm qua, có nhiều tin đồn rằng Chén Thánh chứa đựng nhiều sức mạnh và quyền lực vô biên, ai sở hữu Chén Thánh đều có tài năng xuất chúng vượt bậc, vì trong buổi tiệc đó Chúa Giê-su đã dùng quyền phép biến rượu trở thành Máu Thánh.

Có nguồn tin đồn cho rằng, Joseph thành Arimathea đã dùng Chén Thánh hứng Máu Thánh khi tẩm liệm Chúa Giê-su, và lén đem về Vương quốc Anh nơi ông tổ chức một dòng dõi truyền nhân đặc biệt qua nhiều thế hệ để giữ gìn hiện vật thiêng liêng này.

Hầu hết các tín đồ đều công nhận chỉ có 1 Chén Thánh duy  nhất. Tuy nhiên, kể từ thế kỷ 12 đến 15 người ta đã liệt kê ra hơn 10 Chén Thánh khác nhau.

Theo truyền thuyết, Chén Thánh cung cấp những phẩm chất kỳ diệu cho người công bình nếu họ uống hoặc ăn từ nó, hoặc thậm chí chỉ cần chạm vào nó. Sức mạnh kỳ diệu của nó được cho là có khả năng chữa bệnh và khai sáng cho con người, và thậm chí là bất tử

Những Thần tích liên quan đến Chúa Giê-Su và Thiên chúa giáo vẫn luôn xuất hiện trong suốt lịch sử. Tính xác thực của những Thần tích kỳ diệu và siêu nhiên này vẫn còn nhiều tranh chấp do khoa học hiện đại chưa thể kiểm chứng cũng như giải thích rõ ràng. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là những thần tích này đã giúp cho tín ngưỡng của các tín đồ Thiên Chúa thêm vững chắc hơn, họ tin vào những bài học làm người mà Chúa Giê Su đã dạy họ, cùng những câu chuyện thể hiện sự kết nối giữa con người và Thần linh.

Hoàng An, theo BS

Nguồn tin: tinhhoa.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Xây dựng nhà gỗ

Nhà gỗ là sản phẩm đỉnh cao nhất của nghề mộc. Dựng một ngôi nhà gỗ không chỉ đòi hỏi kỹ thuật mộc, điêu khắc, mà còn cả kinh nghiệm đúc kết của bao đời thợ. Nói đến nghề mộc, không thể phủ nhận danh tiếng của những thợ mộc Thành Nam, vốn làm ra những sản phẩm vững chắc vượt thời gian mà không cần...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay2,570
  • Tháng hiện tại58,981
  • Tổng lượt truy cập6,267,948
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây