Vì sao tiểu hòa thượng nấu cơm ở nhà bếp lại có thể đắc Đạo thành Tiên?</span>

Thứ hai - 23/07/2018 11:25
. Xưa nay, biết bao anh hùng cái thế, những bậc thánh nhân, trí giả đều là những người có tâm đại nhẫn phi thường. Bởi có thể nhẫn, nên mới làm nên đại sự. 

Xưa nay, biết bao anh hùng cái thế, những bậc thánh nhân, trí giả đều là những người có tâm đại nhẫn phi thường. Bởi có thể nhẫn, nên mới làm nên đại sự. 

tu Phật, câu chuyện, báo ứng, Bài chọn lọc,

Tiểu hòa thượng làm cơm ở nhà bếp luôn giữ nghiêm giới luật, vậy nên mới được thần linh bảo hộ. (Ảnh: Ifeng)

Vào triều đại nhà Minh, ở dãy Vũ Di Sơn có một người tu hành nổi danh tên là Vương Quảng. Khi còn nhỏ ông từng làm tiểu hòa thượng phụ trách nấu cơm và làm các việc vặt tại một ngôi chùa nhỏ ở trong núi.

Tuy nhiên, đám hòa thượng trong chùa cả ngày chỉ lo ăn uống, chơi bời, lâu dần còn bắt đầu làm những chuyện trái giới luật, thậm chí còn phạm vào sắc giới, bầu không khí trong chùa hết sức bại hoại.

Tiểu hòa thượng Vương Quảng tâm địa lương thiện, vẫn y nguyên tuân thủ giới luật, tin tưởng Thần Phật. Bởi ông chỉ có một mình, địa vị thấp, tuổi lại còn nhỏ, nên không cách nào ngăn cản được việc các đại hòa thượng khác hành ác.

Thế nhưng xưa nay “thiện ác hữu báo” là điều không thể tránh khỏi. Một ngày, trong lúc Vương Quảng đi ra ngoài, trên đỉnh núi đột nhiên xuất hiện 3 khối nham thạch lớn chảy xuống bao trùm toàn bộ ngôi chùa, thiêu sống tất cả những hòa thượng mà phạm lỗi sắc dục, đương nhiên cả ngôi chùa cũng bị thiêu rụi không còn lại chút gì.

Vương Quảng lẻ loi một mình không còn chốn nương thân, vì mưu sinh nên đành phải hoàn tục, đến làm đầu bếp cho một xưởng chế biến trà ở dãy Vũ Di Sơn. Công việc ở đây vô cùng vất vả, ông phải làm rất nhiều việc từ nấu cơm, đưa cơm, rửa chén đến gánh củi, quét rác, châm dầu… đủ loại việc, bận bận rộn rộn từ sáng đến tối mịt.

Khi làm việc trong xưởng trà, ông chủ không cho phép được lãng phí, cho nên, bất kể là có lá trà nào rơi xuống đất, ông chủ đều bắt Vương Quảng phải nhặt lên cho vào một cái sọt, đưa tới hồ nước rửa sạch sẽ, sau đó hong khô rồi giao lại cho thợ tiếp tục xào trà, vò trà.

Bởi vì lá trà đã trải qua quá trình rửa rồi hong khô như vậy, nên so với các lá trà khác thì thường khó xào và vò hơn nhiều. Cho nên, một số công nhân tính tình không tốt, gặp cảnh này đều mắng ông vài câu cho hả giận. Những lúc như vậy, Vương Quảng chỉ yên lặng nhẫn chịu.

Ông nhất mực chịu đựng, hơn nữa vì tuổi còn nhỏ, vóc dáng thấp bé, nên bị rất nhiều người ức hiếp: Cơm mang đến thiếu cũng mắng, thừa cũng mắng; đồ ăn mặn cũng mắng, nhạt cũng mắng… bất luận thế nào, Vương Quảng vẫn im lặng, không ca thán nửa lời.

Một ngày, Vương Quảng đưa cơm đến đỉnh Thủy Liêm Động (Tên thường gọi là Tẩu Mã Lâu), một số công nhân đã lấy ông ra làm trò tiêu khiển, thậm chí còn động thủ, khiến Vương Quảng rơi xuống vách núi cao mấy chục trượng.

Đám công nhân đã lập ước “công thủ đồng minh”, nhất mực nói rằng Vương Quảng do không cẩn thận mà té xuống núi chết. Ai ngờ buổi tối về xưởng trà, lại thấy Vương Quảng đang nấu ăn, thân thể không có chút tổn hại nào.

Mọi người lúc đó mới biết Vương Quảng không phải người bình thường, từ đó về sau không ai dám bắt nạt ông nữa, lại cảm thấy khả năng nhẫn nại của ông vượt xa người thường, dần dần mọi người bắt đầu coi ông là thần tiên, gọi ông là “đầu bếp tiên”. Danh dưng này sau đó được lưu truyền, các đầu bếp ở các xưởng trà ở khắp vùng Vũ Di Sơn cũng đều tự xưng là “đầu bếp tiên”.

Về sau Vương Quảng rời khỏi xưởng trà, đến một đạo quán gần núi tu đạo. Sau đó mọi người nghe Vương Quảng nói mới biết, năm đó khi ông ngã xuống sườn núi, lúc sắp lìa đời thì được một vị thần tiên cứu sống lại. Vương Quảng trong núi tu đạo chuyên tâm chịu khổ, chịu khó, về sau đã được dị nhân truyền thụ, nghe nói mỗi khi ông đi trên đường, có người từ xa nhìn thấy ông giống như có hai thân thể.

Vào một ngày năm Gia Tĩnh, ông tắm gội sạch sẽ, cáo biệt mọi người, rồi ngồi ngăy ngắn trên đài mà thăng thiên, hơn nữa thân thể không hề bị hoại. Có người thấy vậy liền xuất tiền tài, đưa kim thân của ông về cung phụng. Nghe nói mãi đến những năm cuối nhà Thanh, thân thể bất hoại của ông vẫn được bảo quản tương đối tốt.

Câu chuyện của Vương Quảng khiến chúng ta không khỏi bội phục cái tâm đại nhẫn của người tu luyện, có thể chịu được cái khổ trong những cái khổ. Hơn nữa, còn muốn nhắc nhở con người thế gian, tuyệt đối không thể phạm vào sắc giới, đó chính là tử quan của biết bao nhiêu anh hùng từ xưa đến nay, cũng là tội lỗi không thể tha thứ đối với những người con tu Phật.

Tuệ Tâm

>>> Vì sao người Do Thái vốn thông minh nhưng phải sống lang bạt suốt 2.000 năm?

Nguồn tin: tinhhoa.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đồ thờ sơn son truyền thống

1. Đôi nét về sơn son thiếp vàng Sơn son thiếp vàng đã có từ lâu đời, trên thế giới rất nhiều quốc gia đã sử dụng để trang trí cung điện , nhà thờ , nhà chùa , hoàng cung. Cùng với sự phát triển và giao thương về kinh tế thế giới, ngày nay sơn son thiếp vàng được ứng dụng rộng rãi,...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê
  • Đang truy cập25
  • Hôm nay3,588
  • Tháng hiện tại75,848
  • Tổng lượt truy cập6,719,337
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây