Những năm gần đây, nhiều gia đình đặc biệt là những nhà kinh doanh, buôn bán thường lựa chọn tỳ hưu làm vật phẩm phong thủy với mong muốn luôn may mắn, sự nghiệp thuận lợi, làm ăn phát tài phát lộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa của tỳ hưu phong thủy, cũng như nắm được cách lựa chọn, đặt trong nhà cho phù hợp, đem lại tài lộc, sức khỏe, may mắn cho gia đình.
Tỳ hưu phong thủy đặt trong nhà giúp đem lại may mắn, tài lộc, giúp sự nghiệp thuận lợi, làm ăn tấn tới.
Nguồn gốc và ý nghĩa của tỳ hưu
Truyền thuyết về tỳ hưu (kỳ hưu) đã có từ rất lâu nhưng không phải ai cũng biết hay từng nghe tới. Tương truyền, thời vua Minh Thái Tổ khi lập nghiệp gặp lúc ngân khố cạn kiệt, vua rất lo lắng. Trong giấc mơ vàng, vua thấy có con vật xuất hiện ở khu vực phía trước cung điện nuốt nhanh những thỏi vàng ròng sáng chói mang vào trong cung vua. Con linh vật ấy có mặt giống con lân đực nhưng lại có râu, mình to, mông to như mông bò, đuôi dài, không ăn thức ăn bình thường mà chỉ ăn vàng, bạc, đặc biệt nó không có hậu môn, do vậy vàng bạc nó ăn vào không bị thoát đi đâu, cho dù no căng bụng.
Theo thầy phong thủy tính toán, khu vực xuất hiện con vật ấy là cung tài và đất ấy là đất linh, theo đó giấc mơ đã ứng với việc trời đất muốn giúp nhà vua lập nghiệp lớn. Nhà vua gọi con linh vật là tỳ hưu và cho tạc tượng bằng ngọc phỉ thúy và đặt trên lầu cao của khu “Tài Môn” mới khánh thành xong. Sau khi có linh vật ấy, ngân khố nhà Minh ngày càng đầy, nhà Minh ngày càng mở rộng địa giới và trở thành triều đại giàu có.
Tỳ hưu có đầu giống đầu rồng, thân như thân ngựa, chân của lân còn hình dáng nhìn chung có nét tương tự như con sư tử, đặc biệt không có hậu môn nên ăn bao nhiêu vàng bạc cũng không bị thoát đi đâu.
Theo kinh nghiệm hàng ngàn năm của các đại sư phong thủy Trung quốc, tỳ hưu là một loại mãnh thú hung mãnh, nhưng lại mang ý nghĩa tốt lành. Đầu giống đầu rồng, thân như thân ngựa, chân thì giống chân của lân còn hình dáng nhìn chung có nét tương tự như con sư tử. Chính nhờ hội tụ được những nét tinh hoa từ các loài mãnh thú nên tỳ hưu càng có vẻ uy dũng vượt trội. Đặc biệt là tỳ hưu không có hậu môn, nghĩa là chỉ có “ăn” mà không có “nhả”.
Sau nhiều năm, các nhà phong thủy đều công nhận rằng tỳ hưu thực sự là loài linh vật cát tường, ẩn chứa nhiều ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Tỳ hưu có tác dụng trấn nhà để tránh tà khí, bảo vệ sự bình yên cho ngôi nhà, có thể làm cho vận mệnh các thành viên trong gia đình chuyển biến tốt, vận mệnh tốt được nâng cao.
Ngoài ra, tỳ hưu phong thủy còn có tác dụng mang lại điều tốt lành như tài lộc, sức khỏe, hạnh phúc gia đình được bảo trợ, may mắn thuận lợi trong công danh, sự nghiệp, hóa giải những điều bất lợi, chiêu tài khí bốn phương.
Những điều cấm kỵ khi đặt tỳ hưu trong nhà
Nên chọn tỳ hưu làm bằng đá tự nhiên, chất lượng tốt để đạt được giá trị phong thủy cao.
Là một vật phẩm phong thủy nhiều ý nghĩa, vì vậy việc lựa chọn tỳ hưu chất lượng hay vị trí đặt tỳ hưu phong thủy cũng cần được chú trọng tuyệt đối. Khi chọn tỳ hưu bạn nên chọn những loại có răng đều, mông to tròn sẽ thu hút tài lộc nhiều hơn. Tỳ hưu nên chọn loại làm bằng đá tự nhiên vì đá tự nhiên đã hấp thụ linh khí của đất trời trải qua hàng vạn năm nên có giá trị phong thủy cao, hỗ trợ tốt cho đời sống mang lại may mắn và tài lộc.
Những vị trí cần lưu ý khi đặt tỳ hưu phong thủy trong nhà:
+ Nên đặt tỳ hưu ở vị trí cung Tài, bàn thu ngân, những vị trí trang trọng trong phòng khách, phòng làm việc, trên két sắt. Nhưng chú ý mặt tỳ hưu phải hướng ra ngoài cửa chính.
+ Tuyệt đối không đặt tỳ hưu theo hướng xông chính môn (đầu hướng vào trong nhà, lưng quay ra phía cửa) mà phải đặt đầu tỳ hưu hướng ra ngoài.
Nên đặt tỳ hưu trên bàn làm việc, phòng khách, trên két sắt,... tránh đặt trong phòng ngủ, đặc biệt là đối diện giường ngủ.
+ Không đặt tỳ hưu đối diện với gương, vì gương có quang sát sẽ làm phát tán tài lộc của gia chủ.
+ Không đặt đối diện giường ngủ vì như thế sẽ thể hiện sự thiếu tôn trọng linh vật, đem lại sự không may.
+ Không được đem cho hoặc tặng tỳ hưu mình đang dùng cho người khác vì sẽ làm chuyển tài lộc lên người kia.
Chọn tỳ hưu phong thủy theo mệnh gia chủ
Theo phong thủy, mỗi mệnh hợp với các màu sắc khác nhau, đây cũng là lí do vì sao mà khi chọn tỳ hưu người ta lại quan tâm đến màu sắc, nếu chọn màu không hợp với mệnh hoặc tuổi tác sẽ xung khắc với người sở hữu tỳ hưu. Tùy vào mệnh của gia chủ: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ mà lựa chọn tỳ hưu màu khác nhau.
Người mệnh Thủy nên lựa chọn tỳ hưu phong thủy có màu đen hoặc xanh nước biển đặt trong nhà.
+ Người mệnh Kim: là những người yêu cầu trong công việc cũng như trong cuộc sống sự chính xác, rõ ràng, logic và hiệu quả, xung khắc với mệnh Hỏa, còn mệnh Thổ sẽ hỗ trợ được. Vì vậy, gia chủ mệnh Kim hợp tỳ hưu màu trắng thuần khiết dung hòa cuộc sống, màu vàng, và phù hợp nhất là màu xám. Tránh lựa chọn tỳ hưu màu đỏ và hồng.
+ Người mệnh Mộc nếu muốn may mắn, có tài lộc, khỏe mạnh thì nên chọn mua tỳ hưu phong thủy những màu đá như đen, xanh nước biển, xanh lam, da trời, phù hợp nhất là màu gỗ hóa thạch, màu xanh lá cây. Không nên đặt tỳ hưu có mài trắng hoặc bạc trong nhà.
+ Người mệnh Thủy: Tỳ hưu màu trắng được coi là màu sắc tương sinh phù hợp nhất đối với người mệnh Thủy. Ngoài ra bạn có thể chọn tỳ hưu thạch anh đen, màu đá xanh nước biển tràn đầy sức sống.
Chọn tỳ hưu phù hợp với mệnh hoặc tuổi tác của gia chủ để tránh phát sinh những điều bất lợi, xui xẻo.
+ Người mệnh Hỏa: Cũng như 4 mệnh còn lại, người mệnh Hỏa cũng sẽ gặp điều tốt lành nếu dùng loại tỳ hưu đá quý có màu phù hợp với mệnh, tức là các màu đặc trưng của hành Hỏa là đỏ, hồng và cả tím. Hoặc người mệnh Hỏa có thể chọn lựa Tỳ hưu được chế tác từ loại đá quý màu xanh lá cây là sẽ tốt nhất, có tính tương sinh. Tuyệt đối tranh chọn màu đen hoặc xanh nước biển, công danh tài lộc không thể phất lên.
+ Người mệnh Thổ: Có thể lựa chọn tỳ hưu phong thủy mang màu đỏ, hồng, tím, nâu đặt trong nhà. Đây đều là những màu mang lại may mắn về tài lộc, sức khỏe, mang lại cảm giác an toàn cho gia chủ mệnh này.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Nhà gỗ là sản phẩm đỉnh cao nhất của nghề mộc. Dựng một ngôi nhà gỗ không chỉ đòi hỏi kỹ thuật mộc, điêu khắc, mà còn cả kinh nghiệm đúc kết của bao đời thợ. Nói đến nghề mộc, không thể phủ nhận danh tiếng của những thợ mộc Thành Nam, vốn làm ra những sản phẩm vững chắc vượt thời gian mà không cần...