Nguồn gốc của ngày Tết Hàn thực
Tết Hàn thực được hiểu theo nghĩa chữ Hán: "Hàn" là lạnh, "thực" là ăn, "Tết Hàn thực" là tết ăn đồ lạnh. Nguồn gốc của Tết Hàn thực bắt nguồn từ một điển tích của người Trung Quốc, nói về tấm lòng trung trinh, không màng danh lợi của hiền sĩ Giới Tử Thôi.
Tương truyền vào đời Xuân Thu (770 – 221 TCN), đất nước chìm trong loạn lạc, Tấn vương Tấn Văn Công rơi vào cảnh sống lưu vong nay Tề mai Sở.
Bấy giờ, một hiền sĩ có tên Giới Tử Thôi đã có nhiều mưu kế để đi theo phò vua. Một hôm trên đường lánh nạn, không còn lương thực, Tử Thôi cắn răng cắt thịt đùi đem nấu dâng vua. Sau khi ăn xong, vua hỏi ra mới biết chuyện và cảm kích vô cùng.
Suốt 19 năm ròng, Giới Tử Thôi chịu cảnh nằm gai nếm mật, chịu hết khổ nhục để giúp vua phục quốc. Khi giành lại ngôi vua, Tấn Văn Công ban thưởng hậu hĩnh cho các công thần nhưng lại quên mất Tử Thôi. Dù vậy, vị hiền sĩ này vẫn không oán hận mà đưa mẹ về núi Điền Sơn ẩn cư vì nghĩ phò vua là nghĩa vụ của phận bề tôi.
Mãi sau này, Tấn vương mới nhớ ra và cho người đi tìm Giới Tử Thôi song bậc trung thần quyết không về lĩnh thưởng do bản tính không màng danh lợi. Muốn thúc ép Giới Tử Thôi quay về, Tấn vương ra lệnh đốt rừng. Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.
Vua Tấn Văn Công thương xót nên cho lập miếu thề và cấm dân chúng đốt lửa nấu nướng trong 3 ngày từ mùng 3 – 5/3 âm lịch để tưởng niệm Giới Tử Thôi. Từ đó, người dân Trung Quốc có thói quen ăn đồ lạnh trong ngày 3/3 âm lịch và gọi là Tết Hàn thực.
Ý nghĩa Tết Hàn thực
Do giao lưu văn hóa lâu đời với Trung Hoa nên người Việt cũng ảnh hưởng Tết Hàn thực. Tết Hàn thực của người Việt không để tưởng nhớ tới Giới Tử Thôi như người Trung Quốc mà mang tính dân tộc sâu sắc hơn, là dịp để con cháu đều hướng về tổ tiên, nguồn cội với tấm lòng tri ân, biết ơn.
Cũng trong dịp này, dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày mùng 3/3 âm lịch cũng cố gắng về với gia đình để được quây quần sum họp, cùng tảo mộ người đã khuất.
Tết Hàn thực nên cúng gia tiên hay cúng Phật?
Người Việt thường làm bánh trôi, bánh chay - thức ăn nguội để cúng lễ trong ngày Tết Hàn thực. Nếu gia đình nào thờ cả Phật thì nên sắm sửa cả lễ bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên. Nhiều nơi cũng cúng cả thần hoàng để bày tỏ lòng thành kính của gia chủ.
Kiêng kỵ trong Tết Hàn thực
- Kiêng lửa: Thời xa xưa trong ngày Tết Hàn thực, mọi nhà không đốt lửa nấu thức ăn nóng mà chuẩn bị sẵn đồ ăn nguội. Tuy nhiên ngày nay, người Việt vẫn nấu nướng bình thường và dùng bánh trôi bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội (hàn thực).
- Kiêng chuyển nhà: Người Việt quan niệm rằng “trần sao âm vậy”, người thân thích sau khi qua đời thì vong linh của họ vẫn còn tồn tại theo sát người thân ở trên trần gian, việc di chuyển nhà cửa sẽ có ảnh hưởng tới “vong linh” người đã khuất. Bởi vậy nên trong ngày Tết Hàn thực (liên quan đến cả tiết Thanh minh) người Việt kiêng chuyển nhà.
- Kiêng ăn mặn: Trong những ngày đầu tháng 3 âm lịch, các gia đình thường kiêng ăn mặn và ăn chay để không sát sinh, linh hồn người thân đã khuất sẽ dễ dàng siêu thoát.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Nhà gỗ là sản phẩm đỉnh cao nhất của nghề mộc. Dựng một ngôi nhà gỗ không chỉ đòi hỏi kỹ thuật mộc, điêu khắc, mà còn cả kinh nghiệm đúc kết của bao đời thợ. Nói đến nghề mộc, không thể phủ nhận danh tiếng của những thợ mộc Thành Nam, vốn làm ra những sản phẩm vững chắc vượt thời gian mà không cần...