Vĩ nhân Vương Thập Bằng ở triều đại Nam Tống
Vào triều đại Nam Tống, Vương Thập Bằng (1112 – 1117), có tên chữ là Quy Linh, hiệu là Mai Khê, là một nhà thơ tài năng, đồng thời ông cũng là danh thần đức cao, cả đời của ông sống vì nước vì dân, tính tình cương trực, được người dân yêu mến, nên có biệt hiệu là “Chân Ngự sử”. “Tứ khố toàn tập tổng mục” bình luận về ông rằng: “Thập Bằng đứng thẳng trước triều, là một vĩ nhân đương đại”.
Ông xuất thần từ một gia đình làm nông ở làng Nhạc Thanh, Mai Khê tại vùng Ôn Châu, cả đời ông sống thanh liêm, tuy rằng được Tống Cao Tông đích thân chọn làm Trạng nguyên, làm quan đến chức Học sĩ Long Đồ các, nhưng vì ông làm một vị quan thanh liêm, nên ông chưa bao giờ kiếm một chút lợi lộc gì cho riêng mình hay gia đình cả.
Vương Thập Bằng nói rằng ông rất ngưỡng mộ Phạm Trọng Yêm: “Trong lòng thầm ngưỡng mộ Phạm Văn Chính (tức Phạm Trọng Yêm), lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”.
Phạm Trọng Yêm là một danh thần vào triều đại Bắc Tống, trong “Nhạc Dương lầu ký” của ông đã thể hiện tinh thần “Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”, đã để lại một dấu ấn cuộc đời quang minh lỗi lạc. Vì sự tôn kính ngưỡng mộ đối với Phạm Trọng Yêm như vậy, nên Vương Thập Bằng cũng sống cả đời theo tinh thần như thế.
>>> Luân hồi chuyển thế: Kiếp trước là người tình, kiếp này trở lại nối duyên
Theo ghi chép trong “Tống Sử”, Vương Thập Bằng từ nhỏ đã có tư chất thông minh, ăn nói linh hoạt, trí nhớ tốt, đến nỗi ông có thể vừa nghe đã viết lại được hàng ngàn từ. Sự nổi tiếng của ông lan rộng khắp nơi ở quê nhà, khi ông làm thầy dạy ở Mai Khê, đã chiêu mộ được mấy trăm học trò. Khi ông bước vào trường Thái Học, thầy hiệu trưởng và các thầy đều hết sức kinh ngạc trước tài văn chương của ông.
Vào năm thứ 27 Thiệu Hưng triều đại Nam Tống (năm 1157), Vương Thập Bằng cùng các vị thư sinh khác đưa ra các đối sách trong triều, các kiến nghị về triều chính, một ngày phát biểu đến hàng chục ngàn từ, và ông đã được Tống Cao Tông chọn làm Trạng nguyên.
“Mai Khê tập Lưu Củng Tự” ghi lại rằng Hoàng đế Tống Cao Tông khi mới đăng cơ, đã phong cho Vương Thập Bằng làm quan Ngự sử, có nhiệm vụ thông qua các đề xuất của vua. Tuy nhiên, vì Vương Thập Bằng ủng hộ cuộc chiến chinh phạt phía Bắc chống lại nhà Kim để khôi phục lãnh thổ xã tắc, còn các quan viên khác trong triều thì có ý kiến khác, nên ông đã không ngần ngại từ chức về quê.
Sau khi rời khỏi triều đình, Vương Thập Bằng lại một lần nữa được cử làm quan viên địa phương. Ông yêu dân như chính bản thân mình, rất chú ý đến việc xây dựng kinh tế nông nghiệp thủy lợi. Khi ông từ chức ở Tuyền Châu, người dân vô cùng tiếc nuối, rơi nước mắt khóc than: “Ơn của ngài như ơn phụ mẫu”, và đã lập một ngôi đền mang tên Mai Khê. Ông đã ra đi không mang theo bất cứ điều gì ngoại trừ sự liêm khiết.
Khi một viên quan trong cơn đói có thể làm khó rất nhiều người, cả gia đình Vương Thập Bằng đói thì lại không xem đó là khổ. Thậm chí sau khi vợ ông qua đời, lúc đó ông đang nhậm chức ở Tuyền Châu, mà không thể an táng, bởi vì ông không có tiền để trở về quê hương của mình, chỉ có thể giữ thi thể người vợ trong quan tài, đợi hai năm sau mới đưa về quê an táng tại Bạch Nham Am.
Lai lịch của Vương Thập Bằng là một vị hòa thượng tái thế
>>> Câu chuyện luân hồi: Ba đời chuyển sinh để trả nợ duyên tình
Lai lịch của “Vĩ nhân đương đại” Vương Thập Bằng cũng khiến người ta vô cùng kinh ngạc, ông đã từng trở về quá khứ trong giấc mơ, và gặp được kiếp trước của mình. “Chiết Giang thông chí, quyển 201” ghi rằng có một vị tăng nhân là Tông Giác Sở Nghiêm ở Minh Khánh viện, Nhạc Thanh, chính là tiền thân của Vương Thập Bằng.
“Lúc Vương Thập Bằng sắp được sinh ra, mẹ của ông đã mơ thấy Nghiêm dùng chiếc nhẫn vàng để trao cho trí tuệ, rồi ngồi xuống tọa hóa, sau đó thì sinh ra Thập Bằng. Năm Thiệu Hưng, Thập Bằng đi ngang qua chùa Thạch Kiều, trước đó thì tăng nhân ở chùa này đã mơ thấy đón tiếp Nghiêm hòa thượng, qua sáng hôm sau thì Thập Bằng đến, khi xưa ngài chính là Nghiêm thủ tọa, tiền kiếp đã từng đề chữ trên bia Thạch Kiều”.
“Nghiêm” trong các ghi chép chính là Tăng nhân Tông Giác Sở Nghiêm ở Minh Khánh viện vùng Nhạc Thanh, Ôn Châu, ngài rất giỏi về văn chương thơ từ, giữ giới vô cùng nghiêm. Sở Nghiêm hòa thượng là huynh trưởng của bà nội họ Giả của Vương Thập Bằng. Vào thời Tuyên Hòa, từng bị bọn cướp truy bắt, ngài đã rơi xuống vách đá, phủi áo đứng dậy mà không bị chút thương tổn nào.
Người nhớ lại quá khứ kể chuyện tiền kiếp
Vương Thập Bằng đã viết một bài văn có tiêu đề “Người nhớ lại quá khứ kể chuyện tiền kiếp” để ghi lại câu chuyện ký ức về tái sinh từ tiền kiếp của mình. Khi ông còn bé, các vị hòa thượng ở quê nhà hễ nhìn thấy ông liền nói rằng ông là Nghiêm Bá Uy chuyển thế (Nghiêm hòa thượng, tự là Đô Lê, được người đời vinh danh là “Nghiêm thủ tọa”), nhưng mà lúc đó ông đã không nghĩ rằng điều đó chính là sự thật. Ông đã hỏi người chú họ rất gần gũi với mình, và người chú này cũng là một vị hòa thượng, rằng đây rốt cuộc là chuyện gì vậy?
Sư phụ của người chú chính là Nghiêm Bá Uy. Người chú nói với ông rằng, nhìn ông rất giống với “Nghiêm thủ tọa”, “Lông mày của sư phụ ta vừa đen vừa dày, hơi hơi rủ xuống, ngài có đôi mắt có thần sâu hoắm. Ngài thông minh hơn người, từ lúc còn là một đứa trẻ đã thuộc hàng ngàn áng văn thơ, và ngài còn rất thích làm thơ. Cũng bởi vì vẻ ngoài và sở thích của cháu rất giống với sư phụ của ta, cho nên mới nói cháu là kiếp sau của ngài ấy”.
Mẹ của ông là Vạn Thị từng có một giấc mơ gặp thấy Tống Giác Sở Nghiêm mang tặng bà một vòng hoa (có sự khác biệt đôi chút với chiếc nhẫn vàng trong “Chiết Giang kí tải”), và nói với bà rằng: “Gia đình của bà đã mong cầu điều này lâu lắm rồi, nên ta đến đây!”. Sau đó quả nhiên Vạn Thị đã sinh ra Thập Bằng.
Nhưng vào thời điểm đó, Vương Thập Bằng vẫn mang một thái độ hoài nghi, chưa thực sự tin đây là thật, ông nói rằng Nghiêm thủ tọa có thủ pháp viết chữ Khải trong thư pháp rất tài giỏi, nhưng bản thân ông thì lại tệ nhất món này.
Giải luân hồi trong mộng ngoài mộng
Vào một ngày trong năm Thiệu Hưng, chính ông đã mơ về tương lai, sau khi ông tỉnh dậy thì sự việc xảy ra đúng như những gì ông đã mơ thấy, cuối cùng ông hiểu được rằng chuyện luân hồi giữa kiếp trước và kiếp này là có thật.
Trong mơ, Vương Thập Bằng đến một nơi có một cây cầu đá (Thạch Kiều) ở phía trước, ẩn trong làn sương mù mịt, cảm giác như cây cầu này chia cách hai cõi thần tiên và phàm trần vậy. Có rất nhiều vị tăng nhân đi bộ bên cạnh cầu, nhưng họ đều không thể bước lên trên cây cầu.
>>> Truyện xưa ngẫm lại: Lòng thanh liêm của kẻ bán thịt dê
Sau đó, Vương Thập Bằng đi tới chùa Thạch Kiều, khi chiếc cầu đá vẫn còn chưa ở trong tầm mắt, ông đã cảm thấy rằng mình đã từng ở đây, vừa nhìn đã trông thấy chiếc cầu đá, quả nhiên là trông giống hệt với chiếc cầu ông đã thấy trong mơ.
Các vị tăng nhân tại đó đã gọi ông là “Nghiêm thủ tọa”, bởi vì các vị này vừa mơ được đón tiếp Nghiêm hòa thượng vào ngay đêm hôm trước, nhưng Sở Nghiêm đã viên tịch rồi mà, chuyện này là thế nào? Kết quả là, vào sáng hôm sau, Vương Thập Bằng đã đến.
Đây là câu chuyện được kể lại trong “Chiết Giang thông chí”: “Vào năm Thiệu Hưng, Vương Thập Bằng đi ngang qua chùa Thạch Kiều, các vị tăng nhận tại đây trước đó đã mơ thấy được đón tiếp Nghiêm hòa thượng, sáng sớm hôm sau Thập Bằng đến”.
Tăng nhân đã nói với Vương Thập Bằng rằng, phiến bia Thạch Kiều trên thiên đài chính là tiền kiếp ông đã viết. Lúc này, Vương Thập Bằng mới tin rằng ông thực sự là Sở Nghiêm chuyển thế, vì vậy, ông đã viết 2 bài thơ “Thạch kiều ký” để ghi nhớ lại vấn đề này:
Lộ cách tiên phàm ý khả thông,
Thạch Kiều dung ngã đạp trường hồng.
Kiều bàng phương quảng nhân du cửu,
Bất tại đăng lâm trượng lý trung.
Tạm dịch
Con đường phân cách chốn tiên giới và phàm trần,
Thạch kiều cho phép tôi bước lên dải cầu vồng.
Cạnh bên cây cầu có rất nhiều người đi rất lâu,
Nhưng chẳng có ai bước được lên trên cầu.
(“Đề Thạch Kiều nhị tuyệt – Thứ nhất”)
Thạch Kiều vị đáo dĩ tiên tri,
Nhập nhãn đoan như nhập mộng thời;
Tăng hoán ngã vi Nghiêm thủ tọa,
Tiền thân tăng tả thử kiều bài.
Tạm dịch
Chưa đến Thạch kiều đã biết trước,
Đến khi nhìn thấy y trong mộng;
Tăng nhân gọi ta là Nghiêm thủ tọa,
Biết rằng tiền kiếp đã viết nên bia này.
(“Đề Thạch Kiều nhị tuyệt – Thứ hai”)
Vương Thập Bằng sau khi nghe Phật lý thì cảm ngộ rằng không còn mong cầu danh lợi nữa. Vào đời nhà Tống, cả đời danh thần Vương Thập Bằng thanh liêm đã chứng nghiệm chuyện tiền kiếp tái sinh.
Tuệ Tâm, theo Epoch Times
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đồ thờ hiện đại là các sản phẩm đồ thờ đã được cải tiến nhằm phù hợp với không gian sống hiện đại những vẫn giữ gìn được những kiểu dáng và sự tôn nghiêm, trang trọng của đồ thờ cúng. Đồ thờ hiện đại đặc trưng bởi các kiểu mẫu bàn thờ gia đình, bàn thờ gia tiên cho căn hộ chung cư, và các loại...