Có phải phúc đức tại mẫu là đi ngược lại quy luật Nhân Quả?

Thứ năm - 19/07/2018 01:50
Câu nói phúc đức tại mẫu ngày này được dùng với hàm ý cho rằng mình gặp vận xui, vận rủi là do mẹ mình đã gây ra những điều ác trước đó.

Có phải phúc đức tại mẫu là đi ngược lại quy luật Nhân Quả?

14:04 | 27/03/2018

 Câu nói "phúc đức tại mẫu" ngày này được dùng với hàm ý cho rằng mình gặp vận xui, vận rủi là do mẹ mình đã gây ra những điều ác trước đó, nhưng đó có phải là sự thật hay không?
 
Hiểu thế nào về Phúc đức tại mẫu?

“Phúc đức tại mẫu” có thể hiểu là “phúc đức từ người mẹ mà ra”. Phúc đức, theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học) là “điều tốt lành để lại do con cháu do ăn ở tốt, theo quan niệm truyền thống”. 

Người mẹ chính là thầy dạy đầu tiên của việc hình thành nhân bản nơi đứa con. Con cái được thừa hưởng điều tốt lành, may mắn từ người mẹ, do cách ăn ở cư xử, sự gương mẫu, cách giáo dục của người mẹ mà ra. 
 
Như vậy, ông bà ta xưa cho rằng người mẹ nếu ăn ở tốt sẽ để lại những điều tốt lành cho con. Suy rộng ra là việc một người mẹ, người bà có thể để lại phúc đức cho con cháu hay không phụ thuộc vào cách sống, cách đối nhân xử thế của người đó. 
 
phuc duc tai mau
 
Thực tế thì điều này không sai khi người mẹ có ảnh hưởng rất lớn với con cái, không chỉ chăm bẵm nuôi dưỡng mà còn dạy dỗ. Chín tháng mười ngày mang con trong dạ, đến khi chào đời, ôm ấp bú mớm nâng niu… những điều đó đã làm cho vai trò làm mẹ của người phụ nữ trở thành mật thiết, gắn liền với cuộc sống người con hơn. 
 
Ngay từ khi em bé bắt đầu hoài thai, em đã mang trọn vẹn những gì mà cha và mẹ cho mình. Từng ngày, và từng giờ em lớn lên, sống bằng những dòng máu nóng của mẹ, và ảnh hưởng từng hơi thở, lời nói, hay một tác động nhỏ của mẹ. 

Trong gia đình, nếu cha là nóc che nắng mưa thì mẹ là cái nền vững chắc cho con đứng vững từ những bước chập chững đầu đời.
 

Phức đức tại mẫu có theo quy luật của Nhân Quả
 

Theo quan điểm của Phật giáo, con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là do 4 loại nghiệp duyên: một là để báo ơn; 2 là để đòi nợ; 3 là để trả nợ; 4 là để báo oán. Ơn oán nghiệp lực còn phụ thuộc vào cả kiếp trước và cả những việc làm của cha mẹ kiếp này.

Vậy chuyện phúc đức tại mẫu hay việc làm sai trái của bố mẹ nhưng con phải chịu thì có phải không tuân theo luật Nhân Quả không? Kỳ thật, cái gọi là “để lại tai họa cho con cháu” cũng chỉ là một câu nói theo thói quen, tập quán, chỉ là một hiện tượng ngoài mặt, chứ phía sau nó còn ẩn chứa một đạo lý rất sâu.
 
Trong kinh Xuất Diệu Đức Phật dạy: “Mình tạo tội thì tự mình chịu tai ương, không ai có thể thay thế mình được”. Câu này Đức Thế Tôn muốn nói với chúng ta, “tự làm tự chịu” là câu nói sắt thép về nhân quả, không có chuyện mình làm ác mà con cháu phải chịu ác báo thay.
 
Nhan Qua dien ra rat chat che nhung khong phai ai cung hieu duoc
 
Nương vào lý luận nhân quả của Phật giáo chúng ta thấy, sở dĩ có hiện tượng "phúc đức tại mẫu", nguyên nhân chính là do “Cùng nghiệp đi với nhau, cộng nghiệp chiêu cảm lẫn nhau, quả báo đời sau chuyển thành quả báo hiện tại”.
 
Cái gọi là “cùng nghiệp đi với nhau” là chỉ cho những người trong đời quá khứ đã tạo các nghiệp thiện, ác giống nhau, cho nên mới có xu hướng làm quyến thuộc lẫn nhau. Ví dụ đời trước có hai người cùng khuyên mọi người tu bố thí, nên đời này làm cha con lẫn nhau, người cha kiếm ra thật nhiều tiền, người con sinh trong gia đình ấy, cùng nhau hưởng phước báo giàu sang.
 
Cái gọi là “cộng nghiệp chiêu cảm lẫn nhau” là chỉ cho tất cả cộng đồng cùng tham gia trong đời trước, là những người cùng tạo nghiệp thiện hoặc ác, cho nên có xu hướng làm quyến thuộc lẫn nhau. Ví dụ trong đời trước, hai cha con cùng nhau đi ăn trộm, đời này người cha phải đi ăn xin, người con sinh làm con của người ăn xin đó, cho nên hai người phải chịu quả báo bần cùng, đói rách.
 
Cái gọi là “quả báo đời sau chuyển thành quả báo hiện tại” vốn ác báo đó đến đời sau mới chịu, nhưng do trong cuộc sống gặp được những duyên thích hợp, làm cho ác báo đó sớm thành thục. Vì thế đời này phải chịu luôn ác báo; có người đáng lẽ phải đến tuổi già mới thọ ác báo nhưng cũng do duyên mà phải thọ ác báo ngay khi tuổi còn trẻ. Là do duyên đã chín muồi.
 
Rất nhiều bằng chứng sống trong xã hội, người tạo nghiệp sát nhưng chưa thấy họ chịu ác báo, là do phước báo của họ chưa hết, với lại duyên chưa đủ để ác báo thành thục. Lúc này có hai loài tình hình và nguyên nhân để con cháu phải bị liên lụy, gặp tai ương. Tham khảo: Tại sao "ác giả" lại không bị "ác báo"?
 
Sau khi chúng ta tạo nghiệp sát sinh, con cháu sinh ra có đứa tàn tật, dị hình, bệnh hoạn, chết yểu… đây là quả báo của việc sát sinh. Bởi vì do “cùng nghiệp thì đi với nhau, cộng nghiệp nên chiêu cảm lẫn nhau”. Đáng lẽ ác báo của những đứa con, đứa cháu này đến đời sau họ mới thọ ác báo này, nhưng do nó có cùng nghiệp với chúng ta nên nó đầu thai vào làm con chúng ta. Lúc này con cháu gặp những ác báo chính là do ác báo của nó đã thành thục, chứ chẳng phải chúng chịu tội thay bất cứ ai cả.
 
Sau khi sinh con cháu rồi chúng ta mới tạo ác nghiệp: Nếu nó là đứa phước mỏng, vả lại đời trước nó đã tạo nghiệp sát sinh, mà bây giờ chúng ta lại tạo nghiệp ác, khiến cho quả báo sát sinh của con cháu chúng ta đến sớm hơn; đáng lẽ với việc ác đó đời sau nó mới thọ ác báo, nhưng gặp duyên sát sinh của cha mẹ, do vậy mà ngay đời này nó phải hứng chịu ác báo nhiều bệnh tật, chết yểu hay gặp chuyện bất trắc.
 
Chuyện con cháu chịu ác báo chỉ là “quả báo đời sau chuyển thành quả báo hiện tại” mà thôi, nhưng chính vẫn là “tự làm, tự chịu”, điều này cho thấy Luật Nhân Quả rất công bằng.
 
Qua đây chúng ta thấy đây chỉ là sự kết hợp chặt chẽ của Luật Nhân Quả. Nhờ nó chúng ta mới không còn thắc mắc vì sao người làm ác không thấy họ chịu ác báo, còn người làm thiện không thấy họ gặp quả báo thiện, cũng giải quyết được nghi vấn là tại sao ông bà, cha mẹ làm ác mà con cháu phải chịu ác báo. Cũng giúp cho sự lý của “nhân quả báo ứng” tuy nhỏ nhiệm, ẩn kín khó thấy, nhưng để lại vết tích rất lớn.
 
Kate Nguyễn
 
 
 
 
 
 
icon Gửi bình luận   icon In bài viết
 
 

Tin cùng chuyên mục

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đồ thờ hiện đại

Đồ thờ hiện đại là các sản phẩm đồ thờ đã được cải tiến nhằm phù hợp với không gian sống hiện đại những vẫn giữ gìn được những kiểu dáng và sự tôn nghiêm, trang trọng của đồ thờ cúng. Đồ thờ hiện đại đặc trưng bởi các kiểu mẫu bàn thờ gia đình, bàn thờ gia tiên cho căn hộ chung cư, và các loại...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây