Lời Phật dạy về cách báo hiếu mỗi ngày, làm con đừng bỏ lỡ

Thứ tư - 18/07/2018 02:33
Đạo hiếu là một trong những phẩm chất cơ bản nhất của con người, cần phải bồi dưỡng và thực hiện chân tâm. Lời Phật dạy về cách báo hiếu ai cũng nên biết.

Lời Phật dạy về cách báo hiếu mỗi ngày, phận làm con đừng nên bỏ lỡ

16:25 | 13/09/2017

(Lichngaytot.com) Đối với Phật giáo, trong trăm thiện không có gì thiện bằng hiếu thảo, trong trăm ác không có gì ác bằng bất hiếu. Đạo hiếu là một trong những phẩm chất cơ bản nhất của con người, cần phải bồi dưỡng và thực hiện một cách chân tâm. Lời Phật dạy về cách báo hiếu là những điều mà ai ai cũng nên học.

Loi Phat day ve cach bao hieu moi ngay, lam con dung bo lo
 
Phật giáo mỗi năm có một mùa Vu Lan báo hiếu để tưởng nhớ công ơn của những bậc làm cha làm mẹ, để con cái tỏ lòng hiếu kính, cung dưỡng tu phúc thay cho cha mẹ của mình. Nhưng không chỉ mỗi năm một lần, con người luôn có một lễ Vu Lan trong tâm khảm, mùa mà ở đó việc báo hiếu cha mẹ được thực hiện hàng ngày hàng giờ như một lẽ tất nhiên. Hiếu thảo với cha mẹ là cách cải thiện số mệnh tốt nhất, cũng là cách dễ nhất.
 
Lời Phật dạy về cách báo hiếu là những phương pháp, cách thể hiện lòng hiếu đạo cụ thể, thiết thực. Bởi có những người lòng đầy yêu thương nhưng biểu hiện vụng về, không biết làm thế nào cho đúng. Mời hướng theo những điều sau:
 

1. Báo hiếu bằng lời nói và hành động

 
Tình yêu thương nếu chỉ giấu trong lòng thì không cha mẹ nào hưởng được. Hiếu đạo bằng lời nói dịu dàng và hành động lễ nghĩa mới chân chính là cách để cha mẹ cảm nhận và vui mừng. Nói đi đôi với làm, con cái không chỉ nói yêu cha yêu mẹ mà còn phải dùng hành động để biến tình yêu đó thành hiện thực.
 
Với những đấng sinh thành, không có niềm vui nào bằng niềm vui con cái trưởng thành, khôn lớn, hạnh phúc. Con lớn rồi sẽ hiểu lòng cha mẹ, biết thương quý cha mẹ, biết nói lời ân cần, biết quan tâm lúc cha mẹ khỏe mạnh hay đau yếu, biết ở bên cha mẹ mỗi lúc có thể.
 

2. Báo hiếu khi tuổi nhỏ

 
Đừng nghĩ rằng chỉ khi lớn khôn, có điều kiện kinh tế mới có thể báo hiếu. Cha mẹ nuôi con không quản tháng ngày, không mong rằng sau con lớn sẽ báo đáp công ơn nên đợi con lớn chỉ là muốn con đủ vững vàng để tự đối diện với cuộc sống mà thôi. Hiếu đạo bắt đầu từ nhỏ, từ việc học hành chăm ngoan không thể cha mẹ phiền lòng, từ việc thăm hỏi và vui chơi cùng cha mẹ.
 
Báo hiếu không có sớm, chỉ có muộn bởi thời gian trôi nhanh, con muốn dưỡng mà mẹ cha chẳng còn. Rồi tới ngày cha mẹ không thể đợi chờ được lòng hiếu đạo của con nữa.
 

3. Báo hiếu khi trưởng thành

 
Phúc của một con người là nhìn thấy con cái có thể tự lập, có thể hạnh phúc, có thể tiếp nối dòng giống. Bởi vậy, khi lớn lên, hiếu đạo được thể hiện bằng cách tích cực làm việc, chăm chỉ cố gắng, nghiêm túc với việc lập gia đình và sống sao cho bố mẹ không phải buồn phiền. 2 điều Phật dạy cách hiếu thảo với mẹ cha tưởng dễ mà khó, có những việc ngỡ rất bình thường song không phải ai cũng hiểu.
 

4. Báo hiếu lúc cha mẹ sai


bao hieu theo loi Phat day
 
Lời Phật dạy về cách báo hiếu không chỉ làm cha mẹ vui mà còn phải sẵn sàng chỉ ra những sai lầm của người lớn. Đã là con người, ai cũng có khuyết điểm, ai cũng có lúc không chín chắn, con cái thấy cha mẹ sai phải lựa lời, lựa thời điểm để khuyên nhủ giúp cha mẹ đi đúng đường, không dung túng chỉ vì đó là cha mẹ mình.
 

5. Báo hiếu lúc cha mẹ ốm

 
Sinh lão bệnh tử, vòng tuần hoàn của cuộc đời không chừa một ai. Cha mẹ rồi sẽ già yếu, sẽ đau ốm. Đó là lúc cần sự chăm sóc, yêu thương của con cái nhất, là lúc nâng khăn sửa túi, đỡ đần cha mẹ như lúc họ chăm sóc mình lúc còn thơ bé. Đạo hiếu chính là không nề hà hoàn cảnh, không ngại khó khăn, lúc nào cũng bên cha mẹ.
 

6. Báo hiếu lúc cha mẹ mất

 
Khi sống thì phụng dưỡng, chăm sóc, chia sẻ ân cần, khi mất thì thờ phụng cung kính, tưởng nhớ không thôi, đó là đạo làm con. Lễ Vu lan báo hiếu hàng năm chính là một trong những nghi thức báo hiếu lúc cha mẹ mất, tích phúc tích nghiệp ngay cả khi cha mẹ đã xa lìa cõi đời, sinh lý tử biệt cũng không quên ơn nghĩa sinh thành.
 

7. Báo hiếu đối với người con Phật
 

Với những người hướng Phật, cha mẹ còn sống là niềm vui không gì sánh bằng, bởi có thể khuyên nhủ cha mẹ hồi hướng Phật pháp, cùng tu dưỡng tích nghiệp lành để được siêu thoát. Dẫn dắt cha mẹ trên con đường của đạo, tiến gần hơn tới cảnh giới an lạc. 

Có thểm tham khảo thêm bài viết Phật hướng dẫn 5 việc cần và 4 việc phải của cha mẹ
 

8. Báo hiếu với đệ tử xuất gia

 
Người xuất gia theo Đức Phật chính là cảnh giới cao nhất của báo hiếu theo lời Phật dạy, không chỉ báo hiếu cha mẹ mà còn báo hiếu chúng sinh. Bởi đó là phương pháp để giải thoát tất cả khỏi khổ đau, đầy ải, tìm ra con đường hướng tới cực lạc.

Tâm Lan
icon Gửi bình luận   icon In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Một hành động nhỏ cứu sống 1,5 triệu người: Sự kỳ diệu của lòng tốt! Một hành động nhỏ cứu sống 1,5 triệu người: Sự kỳ diệu của lòng tốt!
Đi du học, mua chung cư và đi du lịch liên tục chỉ với mức lương 5 triệu/tháng: Có thể tin nổi không? Đi du học, mua chung cư và đi du lịch liên tục chỉ với mức lương 5...
Nếu cuộc sống bế tắc, hãy nhớ những điều này! Nếu cuộc sống bế tắc, hãy nhớ những điều này!
Tích đức hành thiện chính là yếu tố phong thủy mạnh nhất để thay đổi vận mệnh! Tích đức hành thiện chính là yếu tố phong thủy mạnh nhất để thay...
Những câu nói hay về cuộc sống nhất định phải nghe để sống một đời khôn ngoan Những câu nói hay về cuộc sống nhất định phải nghe để sống một đời...
Lời Phật dạy: Sống có “đại khí” mới có thể hiên ngang giữa trời đất Lời Phật dạy: Sống có “đại khí” mới có thể hiên ngang giữa trời đất

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Xây dựng nhà gỗ

Nhà gỗ là sản phẩm đỉnh cao nhất của nghề mộc. Dựng một ngôi nhà gỗ không chỉ đòi hỏi kỹ thuật mộc, điêu khắc, mà còn cả kinh nghiệm đúc kết của bao đời thợ. Nói đến nghề mộc, không thể phủ nhận danh tiếng của những thợ mộc Thành Nam, vốn làm ra những sản phẩm vững chắc vượt thời gian mà không cần...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về Đồ thờ Hải Mạnh?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây