Âm dương ngũ hành và câu chuyện nhân sinh quan của cổ nhân

Thứ tư - 18/07/2018 03:34
Khi tìm hiểu về huyền học Á Đông nói chung và tử vi nói riêng cần phải nắm thật vững về quy luật âm dương ngũ hành. Bởi lẽ theo cổ nhân, vạn tượng đều có thể

Âm dương ngũ hành và câu chuyện nhân sinh quan của cổ nhân

20:49 | 28/04/2018

(Lichngaytot.com) Khi tìm hiểu về huyền học Á Đông nói chung và tử vi nói riêng cần phải nắm thật vững về quy luật âm dương ngũ hành. Bởi lẽ theo cổ nhân, vạn tượng đều có thể quy về âm dương và ngũ hành, trong ngũ hành cũng có âm dương (như âm Mộc và dương Mộc, âm Kim và dương Kim) và bản thân âm dương cũng 2 hành cơ bản là Thủy và Hỏa.
Ở bài viết này xin phép không nói tới những quy luật sinh-khắc cũng như sự tương tác giữa âm và dương, bởi lẽ những điều đó bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong các bài viết sau:

> Thế nào là ngũ hành tương sinh tương khắc?
> Ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là gì?
> Học thuyết âm dương ngũ hành là gì?
 
Sở dĩ phải nhắc riêng tới âm dương ngũ hành là vì đây là những nhận thức rất bản năng và nguyên sơ của cổ nhân. Mọi loài động, thực vật đều có nhận thức bản năng về sự khác biệt giữa ngày và đêm, giữa nóng và lạnh cũng như sáng và tối. Sau khi bước ra khỏi bóng đêm dài dặc của lối sống hoang dã, con người biết sống định cư, chú trọng trồng trọt và chăn nuôi. Từ đó, con người biết quan sát mặt trăng mặt trời, ổn định nguồn nước, sống tập trung khiến họ có những hoạt động khai hoang tập thể, sáng tạo ra những nông cụ thô sơ, can thiệp cải tạo đất…và hoàn thiện dần các đặc tính tương sinh tương khắc của ngũ hành.
 
Am duong ngu hanh
 

Âm Dương

 
Lão Tử nói: “Trong vạn vật, không có vật nào mà không cõng âm bồng dương”.
 
Trong Kinh Dịch viết: “Thái cực sinh ra hai nghi, hai nghi sinh ra tứ tượng, tứ tượng sinh ra bát quái”.
 
Trong một cuốn sách ở lĩnh vực y thư là Hoàng Đế nội kinh lại viết: “Âm dương, đó là cái đạo của trời đất, kỷ cương của vạn vật, cha mẹ của sự biến hóa, gốc ngọn của sự sinh sát, phủ tạng của thần minh, trị bệnh phải cần ở gốc, cho nên tích luỹ dương làm trời, tích lũy âm làm đất, âm tĩnh dương động, dương sinh âm trưởng, dương sát âm tàng, dương hóa khí, âm tàng hình”.
 
Như vậy cho thấy, cổ nhân đặc biệt coi trọng âm dương, cho rằng âm dương xoay sở và hòa hiệp mà sinh sôi vạn vật. Đặc biệt ngay cả nguồn gốc sâu xa xuất thân của con người cũng từ trời và đất, từ âm và dương điển hình là thuyết tam tài. Ở trên Kinh Dịch nói “hai nghi sinh tứ tượng” nhưng nếu một nam một nữ kết đôi lại chỉ có người nữ sinh nở mà người nam thì không, nên mới nói từ hai không thể thành bốn mà chỉ có thể thành ba, từ đó thuyết tam tài “Thiên – Địa – Nhân” ra đời. Trời cao và xa như vậy, con người sinh ra rồi chết đi cũng đều bám trụ lấy mặt đất, bởi thế cho nên sau khi có trời (sinh tại Tý), có đất (sinh tại Sửu) thì mới có con người (sinh tại Dần).
 
Trời được sinh ra trước nhất, mà “Đạo lập thiên là âm và dương, đạo lập địa là cứng và mềm, đạo lập nhân là thiện và ác”, như vậy âm dương là đạo trời, là gốc của vạn vật, là đạo lý của khởi nguyên và xuyên suốt cho tới cuối cùng. Phàm là sự vật đều có hai mặt đối lập mâu thuẫn, nhưng cũng tương hỗ và nương tựa nhau mà duy trì. Nếu chỉ có trời hoặc đất thì vạn vật chẳng thể sinh sôi, con người chẳng thể tồn tại, nên mới nói “cô dương thì bất sinh, cô âm thì bất trưởng” hay “dương cô thì âm tuyệt” là vậy. Cũng từ đó mà suy rộng ra như Lão Tử viết: “Phúc là chỗ núp của họa, họa là chỗ dựa của phúc”.
 
Âm và dương được nhận thức như sự vận động liên tục qua sự thay đổi của tự nhiên, ngày qua thì đêm tới, hết nóng thì đến lạnh, mặt trời xuống mặt trăng lên… Tự trong âm dương đã mang sẵn mầm mống của mặt đối lập, mặt này trưởng thì mặt kia phải tiêu để duy trì trạng thái thăng bằng của sự vật, nên mới có lý “âm tiêu thì dương trưởng, dương tiêu thì âm trưởng”. Sự thắng phục, tiêu trưởng của âm dương dựa trên nguyên lý “vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản”, khi dương lên tới đỉnh điểm thì sinh ra thiếu âm như mùa hạ qua đi thì thu tới, âm xuống tới cùng cực thì thiếu dương ra đời như hết đông lại tới xuân vậy.
 
Âm dương được quy về mọi mặt của đời sống như phương vị, khí dương lấy Nam làm phương vị, lấy Bắc làm nơi tàng thế, khí âm lấy Bắc làm phương vị, lấy Nam là nơi tiềm phục. Quy về phúc họa, lành dữ, tốt xấu, đúng sai, nặng nhẹ, chìm nổi, sáng tối….. để thấy cổ nhân tin rằng âm dương là khởi nguyên của vạn vật, sự đối lập nhưng không tách rời, sự xâm nhập nhưng luân chuyển điều hòa là nguyên nhân đầu tiên, là lý khởi sinh của muôn vật. Và ý tưởng lý giải cho bản thể của mọi sự vật, sự việc đưa con người đến với ngũ hành.
 
Quy luat tuong xung tuong khac trong ngu hanh
Quy luật tương sinh tương khắc trong ngũ hành

Ngũ hành

 
Trong nỗ lực quan sát bầu trời, vào ban đêm có thể thấy hằng hà sa số vì sao nhưng về cơ bản sẽ chỉ thấy những ngôi sao trong thái dương hệ là di chuyển rõ rệt nhất. Trong đó, mặt trăng và mặt trời quá nổi bật không nói tới, thì quan sát được bằng mắt thường chỉ thấy được 5 hành tinh là Thủy tinh (Mercury), Kim tinh (Venus), Hỏa tinh (Mars), Mộc tinh (Jupiter) và Thổ tinh (Saturn), 3 hành tinh còn lại cần có công cụ quan sát hỗ trợ là Diêm vương tinh (uranus), Hải vương tinh (Neptune) và Thiên vương tinh (Pluto).

Nếu ai cũng thích xem Thủy thủ mặt trăng hay là quan tâm tới chiêm tinh/thiên văn phương Tây thì sẽ không thấy xa lạ gì với những hành tinh này. Quay trở lại với 5 hành tinh quan sát được bằng mắt thường, chúng ta thấy rằng cổ nhân đếm thấy vừa xinh 5 hành tinh chuyển động liên tục vừa khéo ứng với ngũ hành. Bao gồm mặt trăng, mặt trời và trái đất cũng vừa khéo ứng với 8 quẻ đơn của Dịch lý. Như vậy trên trời hay dưới đất cũng đều có ngũ hành vậy.
 
Chúng ta cần lưu ý rằng, cổ nhân không có những công cụ tân tiến như chúng ta hiện nay, mọi kết luận đều dựa trên góc nhìn sơ khai rồi tự tạo nên hệ quy chiếu riêng mà cho tới nay vẫn còn nguyên giá trị cũng như tính ứng dụng rất sát với đời sống con người. Vậy nên khi tìm hiểu cổ học, chúng ta không nên đem những kiến thức hiện đại để vặn vẹo và phủ nhận kiến thức của cổ nhân, điều đó không khác nào chúng ta đọc sử rồi hỏi sao những trận chiến thời cổ đại không đem súng ra mà bắn nhau trên chiến trường thay cho gươm đao, cung tên vậy.
 
Sau đó để quan sát sự vận động của 5 hành tinh quan sát được bằng mắt thường, vào những đêm tối trời không trăng, lấy sao Bắc Đẩu làm chuẩn, họ chấm tọa độ (gần đúng) của các hành tinh. Sau không biết bao nhiêu thời gian, họ tìm ra được rằng cứ gần 60 năm thì các hành tinh lại quay trở về vị trí cũ, vậy nên chúng ta có lục thập hoa giáp, sau 60 năm lại trở về với năm Giáp Tý. Và tại sao lại là Giáp Tý đứng đầu là bởi, khoảng những ngày cuối tháng Chạp của năm Quý Hợi và đầu năm Giáp Tý, các hành tinh nằm hội tụ lại và chung một hướng trước khi tiếp tục chuyển động. Trong đó Mộc tinh có chu kỳ chuyển động gần đúng 12 năm đều đặn, thời gian quan sát không mất nhiều thời gian như Thổ tinh (30 năm) cũng không quá ngắn như Hỏa tinh, đồng thời trong quá trình quan sát thấy Mộc tinh ảnh hưởng nhiều tới trái đất và mùa màng nên cổ nhân đặc biệt chú trọng Mộc tinh. Từ đó lấy chu trình 12 năm của Mộc tinh làm 12 địa chi như chúng ta biết bây giờ. Còn 10 can dựa trên ngũ hành phối kết âm dương do Hỏa tinh có chu kỳ gần 2 năm nên cứ mỗi năm lại thấy Hỏa tinh ở hướng đối diện, phù hợp với định luật âm dương nên chúng ta có 1 năm dương rồi lại 1 năm âm…. Kết hợp thêm rất nhiều yếu tố khác như tứ mùa, mặt trăng để định tháng, mặt trời để định giờ và ngày… để hoàn thiện hệ thống âm lịch hỗ trợ cho việc trồng trọt, phân định mùa màng. Quý vị có thể xem thêm bài viết: Lý giải về sự kết hợp can chi để hiểu hơn.
 
Đứng về mặt thiên thời, chương “Hồng phạm” trong Kinh Thư cho rằng có cái gọi là ngữ “kỷ” như một là năm, hai là tháng, ba là ngày, bốn là các vì sao, năm là lịch số. Về hiện tượng xã hội và hiện tượng tinh thần của con người, “Hồng Phạm” đề xuất “ngũ sự” và “ngũ phúc”. Ngũ sự như một là tướng mạo, hai là lời nói, ba là trông, bốn là nghe, năm là suy nghĩ. Ngũ phúc như một là thọ, hai là phúc, ba là thông minh, bốn là hiếu đức, năm là khảo trung mệnh. Qua đó nhận thấy “Hồng Phạm” dùng ngũ hành để liên hệ hiện tượng tự nhiên với hiện tượng xã hội, nhằm thuyết minh thế giới là một chỉnh thể thống nhất, có trật tự. Trong tư tưởng đó có chứa đựng nhân tố duy vật, khẳng định ngũ hành là cơ sở của thế giới, tính chất của sự vật đều thể hiện tính năng của năm loại vật chất trong ngũ hành. Và trong suốt mấy ngàn năm phong kiến, ngũ hành âm dương được dùng để lý giải cho vạn vật giữa đất trời và nhân sinh.
 
Âm dương ngũ hành không chỉ được tìm hiểu và diễn giải sâu rộng mà còn thâm nhập và được ứng dụng trong nhiều bộ môn huyền học Á Đông, từ đó nổi bật lên như là lý tính đặc trưng của triết học phương Đông. Trong tất cả các bộ môn như Thái Ất, Kinh Dịch, Lục Nhâm, Kỳ Môn Độn Giáp, Phong Thủy, Bát Tự và đặc biệt Tử Vi đều thấm nhuần âm dương ngũ hành. Đâu đâu cũng thấy âm dương ngũ hành, từ can chi, quẻ đơn quẻ kép, các cung thiên bàn, chính tinh, phụ tinh… Âm dương, ngũ hành giống như nền tảng mà nếu các bạn nhuần nhuyễn và nắm vững, tự khắc con đường nghiên cứu huyền học Á Đông sẽ thênh thang hơn rất nhiều.

Quý vị có thể xem thêm các bài viết liên quan:
Bảng hợp, xung, hình, hại của các địa chi - căn cứ của mệnh lý học dùng để đoán mệnh
> Áp dụng âm dương ngũ hành vào xem tuổi vợ chồng cực chuẩn
> Ánh sáng vận mệnh phản chiếu qua ngũ hành nạp âm

Kỳ Duyên TS
icon Gửi bình luận   icon In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Con giáp thành danh nhờ vào bản lĩnh chứ không phải vì đã Con giáp thành danh nhờ vào bản lĩnh chứ không phải vì đã "ngồi"...
BÓI GIỜ SINH người có cuộc sống giàu sang phú quý BÓI GIỜ SINH người có cuộc sống giàu sang phú quý
Nửa cuối tháng 7/2018, con giáp này phúc lộc trời ban, tiền tiêu không hết Nửa cuối tháng 7/2018, con giáp này phúc lộc trời ban, tiền tiêu...
Hưởng lộc QUÝ NHÂN, con giáp này MAY MẮN vô cùng, thành công rực rỡ nửa cuối tháng 7/2018 Hưởng lộc QUÝ NHÂN, con giáp này MAY MẮN vô cùng, thành công rực rỡ...
Top 4 con giáp đứng đầu bảng thị phi, vạ miệng nhiều không kể xiết Top 4 con giáp đứng đầu bảng thị phi, vạ miệng nhiều không kể xiết
Tính cách tuổi Tuất cung Ma Kết: Bí ẩn và khéo léo Tính cách tuổi Tuất cung Ma Kết: Bí ẩn và khéo léo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Giới thiệu về Đồ Thờ Hải Mạnh

ĐỒ THỜ HẢI MẠNH - AM HIỂU VĂN HÓA TÂM LINH VIỆT   Với trên 30 năm hoạt động sản xuất và kinh doanh lĩnh vực đồ thờ cúng, chúng tôi cung cấp đa dạng các mặt hàng phục vụ thờ tự tại gia đình, đình chùa, từ đường. Đội ngũ thợ lành nghề cùng nhà xưởng lớn là điều kiện thuận lợi để Đồ Thờ Hải...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây