Thôn nữ mù chữ thuộc làu Tứ Thư, Ngũ Kinh vì nhớ được tiền kiếp</span>

Thứ hai - 23/07/2018 11:29
. Cụ bà Ngưu Văn Khải sống ở tỉnh Sơn Tây - Trung Quốc, dù không được đi học nhưng có thể đọc làu làu Tứ Thư - Ngũ Kinh, nguyên nhân là vì bà có thể nh

Cụ bà Ngưu Văn Khải sống ở tỉnh Sơn Tây – Trung Quốc, dù không được đi học nhưng có thể đọc làu làu Tứ Thư – Ngũ Kinh, nguyên nhân là vì bà có thể nhớ lại được hai kiếp trước của mình, đặc biệt có một kiếp bà được làm Trạng nguyên.

trạng nguyên, thôn nữ. mù chữ, luân hồi,

Cụ bà Ngưu Văn Khải ở tỉnh Sơn Tây – Trung Quốc, dù không được đi học, nhưng có thể đọc làu làu Tứ Thư Ngũ Kinh. (Ảnh: Epoch Times)

Cụ bà ở thôn Bùi Câu, xã Bùi Câu, huyện Thạch Lâu, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, chưa từng được đi học, cũng không có ai dạy chữ cho bà, nhưng  bà vẫn có thể đọc làu làu Tứ Thư  – Ngũ Kinh. Từ năm 8 tuổi, bà đã nhớ được những chuyện trong quá khứ, có thể kể lại chi tiết những trải nghiệm của bà trong 158 năm đã qua ở 3 đời khác nhau.

Thôn nữ với những trải nghiệm khác thường

Tạp chí “Tân Kỷ Nguyên” đưa tin, ở thôn Bùi Câu, xã Bùi Câu, huyện Thạch Lâu tỉnh Sơn Tây có một cụ bà tên là Ngưu Văn Khải, sinh ngày 03/02/1916 trong một gia đình nghèo khó ở thôn Hoàng Thạch Dụ, xã Bùi Câu, huyện Thạch Lâu.

Bởi vì gia cảnh bần hàn, cộng với việc bà lại là con gái, vì thế bà không được đi học, gia đình cũng không ai biết chữ để dạy cho bà. Nhưng tới năm 8 tuổi, bà nói với người khác rằng bà có thể nhớ lại được kiếp trước của mình, và từ đó bà cũng biết đọc chữ.

Khi người khác không tin lời bà, bà liền cầm bút viết chữ phồn thể, rồi có thể đọc thuộc lòng Tứ Thư Ngũ Kinh. Lúc ấy ở nông thôn Trung Quốc rất ít người có thể đọc thuộc lòng Tứ Thư  – Ngũ Kinh. Đôi lúc bà ngẫu hứng ngâm thơ, hạ bút viết văn và đọc lại một cách rành mạch trước mặt mọi người khiến ai cũng phải kinh ngạc và thán phục.

Nhưng rồi thời gian qua đi, mọi người cũng trở nên quen thuộc với việc bà có thể nhớ được kiếp trước, mọi thứ trở thành bình thường, bà dần dần không được chú ý nữa. Rồi đến tuổi lập gia đình, bà đã lấy chồng ở thôn Bùi Câu, sinh con đẻ cái, cùng chồng trồng trọt chăn nuôi, chăm sóc gia đình.

Trước khi cụ bà Ngưu Văn Khải qua đời vào năm 2012, đã có những phóng viên tìm đến bà phỏng vấn, sau đó đã làm phòng sự về bà rồi đưa lên blog. Những phóng viên đã từng gặp bà, hàng xóm, cũng như những người dân trong thôn Bùi Câu đều biết chuyện về bà.

Họ nói rằng, bởi vì bà ấy từ năm 8 tuổi đã nói về kiếp trước của mình, vì thế người nhà đã dẫn bà đến 2 nơi mà các kiếp trước bà đã từng sống tại tỉnh Thiểm Tây và tình Hà Nam để tìm kiếm, lúc ấy bà có thể nói tiếng địa phương với dân bản địa ở đây, không gặp chút chướng ngại về ngôn ngữ nào.

trạng nguyên, thôn nữ. mù chữ, luân hồi,

Kiểu bếp lò đặc trưng ở một địa phương thuộc tỉnh Hà Nam, nơi kiếp trước bà đã sống. (Ảnh: Epoch Times)

Có điều thú vị là, trong nhà bà có cái bếp lò do chính tay bà làm, kiểu dáng vô cùng đặc biệt, là cái bếp lò độc nhất vô nhị ở trong vùng. Đây chính là kiểu bếp lò đặc trưng ở một địa phương thuộc tỉnh Hà Nam, nơi kiếp trước bà đã sống.

Bà lão từng là người như thế nào?

Bà Ngưu Văn Khải nói: “Tôi nhớ rất rõ, trong những năm Hàm Phong triều đại nhà Thanh từ 1851-1861, tôi tên Chu Quý Tài, là một thương nhân buôn bán ngựa ở Đai Nhan, Tây An, tỉnh Thiểm Tây, qua đời vào năm 37 tuổi”.

Vì đã quá lâu nên khi người nhà đưa bà đến quanh khu vực Đại Nhan tìm kiếm, đã không thể tìm thấy dòng dõi đời sau của Chu Quý Tài.

Cụ bà nói, sau khi Chu Quý Tài chết liền lập tức chuyển sinh, nhưng khi chuyển sinh thì giới tính thay đổi từ nam biến thành nữ. “Tôi lại đầu thai đến Lạc Dương tỉnh Hà Nam vào một gia đình quan lại. Tôi tên là Diệp Văn Quốc”.

Ngưu Văn Khải nói, gia đình của Diệp Văn Quốc giàu có, bà mặc dù là con gái, nhưng từ nhỏ đã được đọc đủ loại kinh thư: “Trong năm Thuận Trị thứ 16 (1660), tôi giả nam đi thi và đã đỗ Trạng nguyên”.

Nguyên nhân bà chuyển sinh thành cô gái nông thôn

Cụ bà nói: “Diệp Văn Quốc năm 29 tuổi, sau khi chuyển đến Tây An, Thiểm Tây đã bị bệnh thương hàn mà qua đời”. Sau khi chết, bà bị Diêm Vương xét tội, vì ở đời đó bà đã đi thi hộ cho em họ học kém.

Ngưu Văn Khải nói rằng bà nguyện cả đời sẽ tu hành ở chùa Quan Thế Âm tại thôn Bùi Câu, cho nên bà được đầu thai vào thôn Hoàng Thạch Dụ, cách thôn Bùi Câu 2,5km. Sau khi trưởng thành sẽ sinh sống ở thôn Bùi Câu.

trạng nguyên, thôn nữ. mù chữ, luân hồi,

Bà Ngưu nói, mục đích bà kể ra câu chuyện của mình chính là muốn nói với mọi người rằng, luân hồi chuyển thế là có thật, Thần Phật là có tồn tại. (Ảnh: Epoch Times)

 

Cụ bà nói rằng, kiếp này tuổi thọ của bà ban đầu được định là 25 tuổi, nhưng bởi ngôi chùa ở đây đang xây dang dở, vì không đủ tiền nên không thể hoàn thành, vì thế tuổi thọ của bà được gia tăng để đi gom góp tiền xây chùa. Năm cụ bà 88 tuổi, ngôi chùa cuối cùng cùng được hoàn thiện, bà đã hoàn thành sứ mệnh của mình.

Bà nói, mục đích bà kể ra câu chuyện của mình chính là muốn nói với mọi người rằng, luân hồi chuyển thế là có thật, Thần Phật là có tồn tại. Vì thế khi còn sống đừng làm điều ác, hãy làm điều tốt để tích đức. Sau khi hoàn thành mục đích lưu lại một câu chuyện luân hồi chuyển thế có thật cho đời sau, bà đã qua đời vào năm 96 tuổi.

Lê Hiếu

Nguồn tin: tinhhoa.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về Đồ Thờ Hải Mạnh

ĐỒ THỜ HẢI MẠNH - AM HIỂU VĂN HÓA TÂM LINH VIỆT   Với trên 30 năm hoạt động sản xuất và kinh doanh lĩnh vực đồ thờ cúng, chúng tôi cung cấp đa dạng các mặt hàng phục vụ thờ tự tại gia đình, đình chùa, từ đường. Đội ngũ thợ lành nghề cùng nhà xưởng lớn là điều kiện thuận lợi để Đồ Thờ Hải...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay4,635
  • Tháng hiện tại110,941
  • Tổng lượt truy cập5,497,976
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây