Bà Vương, 60 tuổi ở Liên Vân Cảng (Trung Quốc) trong lúc làm sạch tôm tại nhà vô tình khiến cho phần đầu nhọn trên đầu tôm đâm vào ngón tay. Khi ấy, bà cảm thấy hơi đau nhói nhưng nhanh chóng rửa sạch vết máu trên tay rồi tiếp tục làm tôm bởi việc bị đứt tay trong khi nấu ăn là chuyện bình thường.
Tuy nhiên ngày hôm sau, ngón tay giữa bên phải đột nhiên sưng lên và khá đau nhức. Dù vậy, bà Vương vẫn bỏ qua không đi khám. Hai ngày sau, bà bắt đầu lên cơn sốt, toàn bộ phần chân và chỗ ngón tay bỗng nhiên sưng, tím tái. Lúc này, gia đình mới nhận thấy vấn đề nghiêm trọng lập tức đưa bà tới bệnh viện.
Bác sĩ Vương Ngôn Lý, trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Nhân dân số 1 khi tiếp nhận bệnh nhân đã ngay lập tức mời các trưởng khoa khác tới thảo luận vì nhận thấy trường hợp của bà Vương rất nghiêm trọng. Sau cùng, các bác sĩ kết luận bà Vương nghi ngờ bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus - một loại vi khuẩn tương đối hiếm và rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong trong vòng 48 giờ sau khi bị nhiễm bệnh là hơn 50%. Mặc dù các ý bác sĩ đã nỗ lực điều trị nhưng bà vẫn không qua khỏi.
Tỷ lệ tử vong cao khi nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus
Giáo sư Trương Tiểu Hoa của Đại học Hải Dương cho biết môi trường sống của vi khuẩn vibrio vulnificus là nước ấm ở bờ biển, thường xuất hiện vào mùa hè. Chúng thường bám vào các loài động vật phù du, động vật giáp xác sống ở bề mặt nước.
Mọi người có thể bị nhiễm vi khuẩn qua 2 cách: Thứ nhất là tiêu thụ hải sản bị ô nhiễm, hai là do có vết thương hở mà tiếp xúc trực tiếp với nước biển có chứa các vi khuẩn. Những người ăn hải sản bị nhiễm Vibrio vulnificus, bao gồm cả động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín, có thể bị tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn và sốt. Nhưng nếu mọi người có một vết thương tiếp xúc với các vi khuẩn thì có thể gây nhiễm trùng huyết nặng và hoại tử chân tay.
Khi nhiễm phải vi khuẩn này, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh, gây viêm mô tế báo và nhiễm trùng huyết. 75% bệnh nhân nhiễm loại vi khuẩn nguy hiểm này đều qua đời chỉ trong vòng 48 tiếng sau khi nhập viện do suy đa tạng nghiêm trọng. Chúng được ví là kẻ giết người thầm lặng trong đại dương.
Đặc biệt những người có tiền sử bệnh lý như xơ gan, bệnh mãn tính,.. sẽ là đối tượng dễ bị nhiễm khuẩn nhất. Thật không may khi dì Vương có chức năng gan không tốt nên tình trạng càng thêm trầm trọng.
Cách phòng tránh nhiễm vi khuẩn
Giáo sư Trương Tiểu Hoa nhắc nhở những khách du lịch đến bãi biển và ăn hải sản nên có biện pháp bảo vệ khi họ có vết thương trong cơ thể để tránh nhiễm trùng Vibrio vulgaris.
Khi xử lý hải sản, hãy đeo găng tay để ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn, hải sản nên được nấu chín trước khi ăn, vi khuẩn Vibrio có thể bị giết bởi nhiệt độ cao.
Nếu bạn bị sốt và viêm da sau khi tiếp xúc với hải sản, bạn nên tìm tư vấn y tế kịp thời, điều trị sớm. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến vùng biển nơi chất lượng nước kém, sau khi tiếp xúc, rửa sạch cơ thể bằng nước sạch.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
1. Đôi nét về sơn son thiếp vàng Sơn son thiếp vàng đã có từ lâu đời, trên thế giới rất nhiều quốc gia đã sử dụng để trang trí cung điện , nhà thờ , nhà chùa , hoàng cung. Cùng với sự phát triển và giao thương về kinh tế thế giới, ngày nay sơn son thiếp vàng được ứng dụng rộng rãi,...