(Lichngaytot.com) Người ta thường hay nói "Có bệnh thì vái tứ phương" nhưng ít ai hiểu được rằng bệnh là do tâm nên chỉ cần sống hướng thiện, thay đổi thói quen là đã tự chữa khỏi bệnh cho mình.
Hầu hết chúng ta ai cũng có bệnh, không nặng thì nhẹ và để chữa được bệnh trước khi nghĩ tới thuốc thang thì phải tu tâm, tâm hồn thanh tịnh cũng là cách giải trừ bệnh tật hữu hiệu.
Nghiệp lực từ kiếp này hoặc từ kiếp trước do tự thân mình gây ra nên tự mình phải trả. Tu ở đây là tập có một cuộc sống hướng thiện, phải là tu tâm tích đức, giải được nghiệp lực thì bệnh mới chữa khỏi.
Tu để chữa bệnh?
Trước tiên, bạn phải nhận diện có 2 loại bệnh sau đây:
- Bệnh do những nguyên nhân khách quan như tai nạn giao thông, cảm lạnh, sốt, ngộ độc... hay vong nhập do yếu bóng vía không phải là bệnh do nghiệp chướng, nên chữa theo cách thông thường là khỏi hẳn.
- Bệnh do phải trả nghiệp: Bệnh mà chúng ta đang phải chịu do phải trả giá cho những hành động tội lỗi của mình gây ra trước đây. Bệnh này có thể không thể chữa khỏi, nếu chữa thì tạm thời khỏi nhưng khỏi bệnh này có khi lại sinh bệnh khác, hoặc sinh một tai ương khác trong cuộc sống.
Nghiệp bệnh là hậu quả việc mình làm hại người hoặc đối tượng khác mà dân gian thường nói, trời cao có mắt, nên mình phải đau khổ vì bệnh tật, hao tốn tiền của để trả nợ mà mình đã gây ra quá khứ, đó là luật nhân quả công bằng.
Phật dạy rằng: Vạn pháp do tâm sinh, (vạn pháp là mọi sự việc xảy ra) như vậy bệnh nặng nhẹ cũng do tâm mình làm ra. Muốn chữa tâm bệnh thì phải làm cho tâm không sinh ra, nghĩa là: Vạn pháp do tâm diệt.
Luôn luôn giữ tâm thoải mái, bình thản, không suy diễn, than oán, phiền trách, hờn giận thay vảo đó là vui vẻ chấp nhận hiện thực, để có được những ngày an lạc trong những ngày còn lại của cuộc đời.
Tâm bệnh là sự lo âu, sợ hãi, buồn phiền, giận giữ, thất vọng làm tiêu hao năng lượng trong cơ thể, làm tăng oxyde carbon, giảm oxy, và chất lượng oxy thiếu ion dương, gián tiếp làm cho bệnh nặng thêm, nguyên nhân không phải do y khoa làm ra, nên muốn chữa tâm bệnh phải chữa bằng tu thân, tức là biết nhân quả, biết thiền giữ tâm bình an chữa bệnh, khí huyết sẽ không bị rối loạn, do đó khí công mới áp dụng điều chỉnh bệnh bằng 3 phương pháp Tinh-Khì-Thần (điều chỉnh cách ăn uống, luyện tập khí công, tập thở thiền).
Chữa Tâm bệnh là chọn lối sống hướng thiện, buông xả mọi tham, sân, si để tâm được bình yên, tinh thần an lạc thoải mái, mọi việc đi hay đến, cứ thuận theo tự nhiên, giúp bệnh ngừng phát triển.
Như thế nào là sống hướng thiện để giải trừ bệnh tật
Muốn chữa khỏi bệnh thì người bệnh phải tu tâm để giảm được nghiệp lực bản thân. Khi giải xong nghiệp lực thì bệnh mới chữa khỏi. Cũng có thể xin tạm khất trả nghiệp rồi tu tâm để giải bớt nghiệp lực của mình. Xem thêm:
Dù sống tốt mà vẫn xui xẻo liên miên có thể bạn đang phải TRẢ NGHIỆP Bản chất của không gian vũ trụ là Chân - Thiện - Nhẫn. Con người sinh ra ở đây cũng có được đặc tính này.
Chân Thiện Nhẫn là gì?
Chân: là tu chân dưỡng tính: nói lời chân thật, làm điều chân chính, quên mình mà tu thành Chân nhân.
Thiện: là có tâm từ bi bác ái. Khi đó sẽ thấy chúng sinh rất khổ, muốn làm điều thiện để giúp chúng sinh. Có hành động Thiện thì dễ tích đức. Thiện là biết quên mình vì người khác. Chống lại mọi tà ác cũng là Thiện. Bảo vệ cái đúng cũng là Thiện.
Nhẫn: là có tính chịu đựng, tha thứ, biết tự kiềm chế để không nóng nảy dẫn đến hành động xấu. Có Nhẫn thì dễ nhận đức và xả được nghiệp. Một người đánh ta, ta không đánh lại là ta đã nhận được đức từ người kia. Người này đã mất đức và tăng thêm một nghiệp lực cho mình. Nếu ta đánh lại thì tức là ta lại mất đức của mình cho người đó, và lại tăng một nghiệp lực cho mình. Vì thế, dù bị sỉ nhục, hãm hại hãy cố giữ tâm không oán thù.
Bạn hãy hiểu tu một cách đơn giản, không nhất thiết cứ phải cắt tóc lên chùa đi tu. Đấy chỉ là một trong nhiều cách tu. Bạn có thể tu tại tâm: tâm nguyện Chân Thiện Nhẫn.
Hàng ngày bạn luôn nghĩ đến điều này. Khi có thời gian bạn có thể ngồi tịnh tâm, xóa hết tà ác từ trong tâm của mình, cầu mong tu được Chân Thiện Nhẫn.
Việc này đòi hỏi phải rất kiên trì. Cần nhớ rằng tâm phải thành, không được giả dối, không được gượng ép. Nếu bạn có thể thiền nhập định thì càng tốt. Vì khi ta thiền định thì tâm trí ta được nghỉ ngơi, dễ xả bỏ tà tâm.
Chữa bệnh là việc làm được phép nhưng vẫn cần phải trả nghiệp của họ. Nếu tham lam ích kỷ, lợi dụng người bệnh để trục lợi thì chính mình đã tăng nghiệp lực của mình. Rồi đến lúc cũng phải trả nghiệp này. Bác sỹ kê đơn thuốc cho bệnh nhân quá mức để trục lợi, hoặc thông đồng với nhà thuốc để trục lợi trên người bệnh thì nhất định sẽ gặp tai họa nặng nề về sau.
Chữa bệnh ở đây chỉ là hoãn bệnh hoặc hoán đổi dạng trả nghiệp này sang dạng trả nghiệp khác mà thôi. Vì nó chưa giải được vấn đề mấu chốt là phải giải được nghiệp. Vì sinh nghiệp thì phải trả nghiệp, không thể trốn khỏi quy luật này của tạo hóa.
Có thể là chữa bệnh phần thực thuộc thân xác lục phủ ngũ tạng cơ bắp của người bệnh. Cũng có thể là chữa bệnh liên quan đến thể vía thuộc cõi giới vô hình, như bệnh vong nhập, bệnh vong theo, bệnh lệch luân xa…
Muốn giải Nghiệp thì phải tích Đức. Đức và Nghiệp là 2 phạm trù ngược nhau. Đức là sản phẩm vật chất có màu trắng, thanh nhẹ, sinh ra do con người làm những việc tốt do có lòng nhân ái.
Còn Nghiệp là sản phẩm có màu đen, nặng trọc, sinh ra do làm việc xấu, với tâm tà. Khi Đức tăng thì Nghiệp giảm. Khi nào giải xong Nghiệp thì bệnh sẽ chữa khỏi. Cho nên con người phải tích Đức là vậy.
Nghiệp lực kết thành những cục màu đen, là cơ sở của mầm bệnh. Người nặng nghiệp lực thì cơ thể toàn màu đen. Những vong lang bạt trên cõi trần, không chịu tu luyện ở cõi âm, cũng có màu đen.
Chúng tương hợp với màu đen nghiệp lực nên dễ nhập vào người gây nên bệnh vong nhập. Trong trường hợp này muốn giải vong thì phải giải được nghiệp lực.
Có nhiều người bị quá nhiều vong nhập, nhưng không giải nổi vì nghiệp lực quá nặng. Khi giải được nghiệp lực thì mới giải được hết vong. Khi xin khất trả nghiệp (kiếp sau mới trả) mà được chấp nhận thì cũng có thể dễ dàng giải hết vong nhập trong người.
Nguyệt Minh