>>> Số Mệnh của Con Người Có Phải đã Được Định Sẵn Từ Trước ? ( Phần 1 )
Ngược lại, nếu như vận mệnh không được định sẵn từ trước, mà là điều ngẫu nhiên, thăng trầm bất định, không có quy luật tuần hoàn nảo cả, thế thì bất cứ thủ thuật bói mệnh nào cũng sẽ không ứng nghiệm.
Triều Dực triều Thanh tại 《Diêm Bộc Tạp Ký》 có ghi lại một câu chuyện thế này: vào năm Thanh Ung, tại Triết Đông có một người là Sử Hạt Tử, chuyên dùng phương pháp nắn gân cốt để đoán mệnh cho nam nhân, nghe giọng nói để đoán mệnh cho nữ nhân. Dùng những phương pháp đó để dự đoán phúc họa cho người khác, kết quả cho thấy vô cùng chuẩn xác.
Có một lần, tuần phủ Triết Giang Từ Nguyên Mông đã tìm đến Sử Hạt Tử, muốn anh ta xem mệnh cho cháu mình là Thư Hách Đức. Lúc đó Thư Hách Đức vẫn là một đứa bé, tóc tết bím sừng dê, ngồi bên cạnh còn có thầy dạy riêng cho cậu bé là Uông Do Đôn. Sử Hạt Tử xem mệnh nắn cốt cho cả hai người đó, sau khi xem xong, ông nói rằng hai người này trong tương lai ắt sẽ đạt được phú quý.
Lúc đó, Thư Hách Đức là quý công tử trong gia đình quan lại, tương lai cậu ta sẽ thăng quan tiến chức đương nhiên là việc có thể đoán ra được. Nhưng Uông Do Đôn lại là một người tuy có tài nhưng rất nghèo, về căn bản là không thể nghĩ đến những việc tốt như thế, vì vậy ông cho rằng Sử Hạt Tử vì để giữ thể diện cho học sinh của ông mà nói những lời tốt rất đẹp về ông.
Buổi tối hôm đó, Sử Hạt Tử sờ vào cặp sách, liền nói với Uông Do Đôn: “Ông hãy cố gắng nỗ lực, trong tương lai danh tiếng quan chức còn hơn cả chủ nhân của ông”.
Uông Do Đôn càng phát hoảng, không dám nhận. Sử Hạt Tử nói: “Tôi đây không nói lời xằng bậy. Ông là một thư sinh nghèo, tôi nịnh nọt ông thì được gì cơ chứ? Chính vì số mệnh của tôi đã định, tương lai tôi sẽ gặp phải một tai nạn lớn, cần phải chịu đựng trong nhiều năm. Đợi đến khi ông lên làm quan, nạn của tôi sẽ cần nhờ đến tiên sinh giải trừ giúp. Tại đây xin có lời nói trước, hi vọng tiên sinh đừng quên lời nói ngày hôm nay, đến lúc ấy nhất định phải tận lực cứu tôi”.
>> Số Mệnh của Con Người Có Phải đã Được Định Sẵn Từ Trước ? (Phần 2)
Không lâu sau đó, có người tiến cử Sử Hạt Tử lên Hoàng đế Ung Chính. Hoàng đế Ung Chính trước giờ rất có hứng thú với thuật số, sau khi Sử Hạt Tử bói mệnh cho Hoàng đế xong, ông đã bói ra được những điều cấm kỵ của Hoàng Đế. Vì sợ Sử Hạt Tử tiết lộ những thông tin này ra ngoài, cho nên đã lưu đày ông ta đến vùng Sơn Hải Quan Ngoại, từ đó đã đi được hơn 10 năm. Sau khi đăng cơ 10 năm, Ung Chính hạ lệnh những ai mắc tội nhẹ chưa đến mức bị lưu đày sung quân đều được sắp xếp miễn giảm tội.
Lúc này Uông Do Đôn đã là cao trung tiến sỹ, được thăng làm hình bộ thượng thư. Uông Do Đôn kiểm tra hồ sơ tội phạm, nhìn thấy tên của Sử Hạt Tử cũng ở trong danh sách, ông đương nhiên vẫn nhớ đến Sử Hạt Tử. Nhưng mà, Sử Hạt Tử là do Hoàng đế đích thân hạ chỉ lưu đày, trong hồ sơ cũng không ghi rõ ông ta đã phạm tội gì, vì thế loại tội phạm này là không được xét trong những trường hợp được đặc xá.
Bạn đồng sự đối với trường hợp của Sử Hạt Tử cũng cảm thấy khó xử, Uông Do Đôn đã xét cho Sử Hạt Tử phạm tội nhẹ chưa đến mức phải lưu đày sung quân, áp dụng đặc ân của Hoàng đế, theo đó thả Sử Hạt Tử quay trở về.
>>> Số Mệnh của Con Người Có Phải đã Được Định Sẵn Từ Trước ? (Phần 3) – Tương Đồng Bát Tự
Sau khi Sử Hạt Tử về kinh thành, tiếp tục làm khách lại phủ đệ của Uông Do Đôn, ông tiếp thụ lời giáo huấn, giảm bớt phóng túng, không tùy tiện bói mệnh nói về phúc họa của người khác nữa.
Sau này, con trưởng của Uông Do Đôn là Thừa Hàng muốn tham gia dự thi khoa cử, Uông phu nhân tâm tình rất bức bách mong muốn con mình được đỗ đạt nên đã mời Sử Hạt Tử đến bói mệnh. Sử Hạt Tử nói “Có thể làm đến quan lục phẩm”. Quan lục phẩm là soạn sách tại viện hàn lâm cùng các chủ bộ. Lúc đó Uông Do Đôn đang làm việc trong triều đình, con trai ông nếu thi đỗ tiến sỹ, nhất định không thể chỉ được phân đến lục bộ, có nghĩa là con trưởng của ông mà đỗ trạng nguyên, thì việc đảm nhận chức vị soạn sách tại viện hàn lâm là không có gì phải hoài nghi.
Uông phu nhân mừng thầm trong bụng, nhưng không ngờ rằng Uông Do Đôn bị phái đi đảm nhiệm làm quan chủ khảo, như thế con trưởng Thừa Hàng nhất định phải tránh, không được tham gia đợt thi này. Mọi người đều nghĩ rằng dự ngôn của Sử Hạt Tử lần này sai rồi. Nhưng không ngờ vào mùa đông năm đó, Hoàng đế đặc biệt ban tặng cho con trai của Uông Do Đôn, Thừa Hàng được nhậm chức quan chủ sự, thuộc quan lục phẩm.
Dự ngôn của Sử Hạt Tử có độ chuẩn xác thần kỳ đến thế. Tôi ( tức là Triệu Dực triều Thanh) bởi vì năm đó đã là khách tại nhà của Uông Do Đôn nên biết những sự việc này rất rõ. Những sự tình đoán mệnh ứng nghiệm thần kỳ của Sử Hạt Tử còn có rất nhiều, không thể kể hết được.
Trong sách ghi lại, đây là những sự việc do Triệu Dực đích thân nghe được khi làm khách tại nhà của người chủ. Đương thời gia đình chủ nhân vẫn còn là một gia đình nghèo, vậy mà Sử Hạt Tử đã đoán được tương lai chức vụ của Uông Do Đôn còn cao hơn cả chủ nhân, hơn nữa còn đoán được mình sẽ gặp nạn về sau, cần được ông ta đến giúp đỡ. Sự việc cách hiện tại cả mười mấy năm đã quả nhiên ứng nghiệm, nếu như vận mệnh không phải đã được định trước, vậy làm thế nào để giải thích được những hiện tượng phát sinh về sau đây ?
Việt Nguyên
Nguồn tin: tinhhoa.net
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Nhà gỗ là sản phẩm đỉnh cao nhất của nghề mộc. Dựng một ngôi nhà gỗ không chỉ đòi hỏi kỹ thuật mộc, điêu khắc, mà còn cả kinh nghiệm đúc kết của bao đời thợ. Nói đến nghề mộc, không thể phủ nhận danh tiếng của những thợ mộc Thành Nam, vốn làm ra những sản phẩm vững chắc vượt thời gian mà không cần...