Nửa đêm, một bé gái 2 tuổi được gia đình vội vàng đưa vào Bệnh viện Phụ nữ và trẻ em Đại Liên trong tình trạng nôn ra máu. Cha mẹ bé gái hốt hoảng nói với bác sĩ: “Bác sĩ mau kiểm tra xem tại sao con gái tôi lại nôn ra máu,” đồng thời chìa ra chiếc khăn tay thấm máu.
Ngay lập tức bác sĩ tiến hành kiểm tra cẩn thận, phát hiện cô bé bị viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylory (H.P) gây viêm niêm mạc dạ dày và suy yếu niêm mạc.
Bé gái 2 tuổi bị nôn ra máu phải nhập viện. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ vô cùng ngạc nhiên trước kết quả bởi dù bệnh viện cũng tiếp nhận không ít bệnh nhân nhỏ tuổi bị chảy máu dạ dày từ 5-14 tuổi nhưng hiếm khi gặp trường hợp nhỏ tuổi như vậy.
Theo lời kể của gia đình thời gian thì do bận rộn công việc nên ban ngày thường để bà trông cháu. Mỗi khi ăn, bà thường cắn nhỏ thức ăn giúp cháu rồi mới đút cho ăn. Đôi khi bà còn lấy đũa gắp thức ăn của mình rồi cắn nhỏ ra đút cho cháu.
Nghe chuyện này, bác sĩ lập tức yêu cầu người bà kiểm tra sức khỏe phát hiện bà bị nhiễm vi khuẩn H.P. Khi nhai thức ăn cho cháu, vi khuẩn này từ miệng của bà đã lây sang đồ ăn rồi xâm nhập vào dạ dày của trẻ. Trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu nên dễ gặp tình trạng nghiêm trọng.
Vi khuẩn H.P là gì? Triệu chứng khi trẻ bị nhiễm khuẩn H.P
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (H.P) là loại vi khuẩn phổ biến trong niêm mạc dạ dày Nó cùng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về dạ dày như viêm dạ dày - tá tràng.
Vi khuẩn H.P xuất hiện nhiều trong nước bọt, mảng cao răng, niêm mạc dạ dày của người bệnh nên rất dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua con đường ăn uống.
Nhiều bậc phụ huynh có thói quen thử nhiệt độ sữa cho con bằng miệng hoặc lấy đũa của chính mình đút thức ăn cho con vô tình khiến vi khuẩn H.P lây sang cho trẻ.
Biểu hiện khi trẻ bị nhiễm khuẩn HP
Trẻ sơ sinh khi bị nhiễm vi khuẩn này, thường có biểu hiện như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày hoặc viêm loét dẫn tới chảy máu,
Trẻ 2-3 tuổi tuổi nếu nhiễm vi khuẩn này sẽ chán ăn, nôn mửa đột ngột, phân đen. Trong giai đoạn đầu, có thể mất cảm giác thèm ăn, nôn mửa liên tục và đau bụng, chậm phát triển.
Trẻ 4-6 tuổi sẽ có biểu hiện như đau bụng, chủ yếu là đau liên tục quanh rốn, kèm theo buồn nôn, nôn, thiếu máu hoặc chảy máu đường tiêu hóa trên.
Trẻ từ 7 tuổi sẽ có triệu chứng gần như người lớn với các triệu chứng đau bụng, trào ngược axit, ợ hơi, thiếu máu mãn tính, ngất xỉu, và thậm chí sốc.
Cách phòng ngừa trẻ bị nhiễm khuẩn H.P qua ăn uống
- Thức ăn của trẻ nhỏ nên dùng kéo riêng cắt nhỏ, không dùng miệng cắn thức ăn.
- Cho trẻ ăn bằng bát đũa riêng không chung với người lớn.
- Không cho trẻ ăn đồ mặn, nhiều gia vị
- Hạn chế hôn môi con trực tiếp tránh truyền vi khuẩn qua đường miệng
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Nhà gỗ là sản phẩm đỉnh cao nhất của nghề mộc. Dựng một ngôi nhà gỗ không chỉ đòi hỏi kỹ thuật mộc, điêu khắc, mà còn cả kinh nghiệm đúc kết của bao đời thợ. Nói đến nghề mộc, không thể phủ nhận danh tiếng của những thợ mộc Thành Nam, vốn làm ra những sản phẩm vững chắc vượt thời gian mà không cần...